Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
     Đây là đoạn độc thoại thứ năm, trong tổng số tám lần độc thoại của Hamlet:

Đoạn độc thoại thứ năm của Hamlet

     Ám muội dù đem cả Trái Đất mà lấp liếm đi, rồi cũng sẽ hiển hiện ra trước mắt con người”. Quả thật, về sau Hamlet biết được Claudius là thủ phạm. Cũng thế, chỉ dựa vào độc thoại thì ta mới rõ khi nào thì Hamlet mới thực sự bắt tay vào hành động? Ta thấy, khi xuất hiện, Hamlet lập tức hành động (tranh luận với Claudius và Hoàng hậu, đi theo hồn ma…) nhưng đấy là những hành động nhận thức chứ chưa là hành động báo thù và dựng xây. Phải đến cuối độc thoại thứ tám, tức độc thoại cuối cùng, khi lòng chàng không còn băn khoăn vướng bận nữa thì chàng mới chính thức bắt tay vào hành động.

     Vậy nên suốt 57 trang còn lại của văn bản ta không tìm thấy bóng dáng độc thoại nào nữa của Hamlet. Câu nói có tính quyết định ấy là, “Ôi! từ giờ phút này, ý nghĩ ta phải đẫm máu, nếu không thì chẳng có giá trị gì!”. Để có được quyết tâm dứt khoát đó, Hamlet đã nhận thức ra hai vấn đề: danh dự của gia đình và thời đại bị xúc phạm nghiêm trọng. Cha bị sát hại, mẹ bị cám dỗ; còn thời đại đảo đxiên thì được hiện hình trong cuộc chiến vô nghĩa của quân đội Fortinbras với người Ba Lan, “khi danh dự bị xúc phạm thì chỉ cần một việc như cái rơm cái rác cũng ra tay. Ta có thể chịu đựng được nỗi cha bị sát hại, mẹ bị ô nhục, lí trí ta, máu ta sôi sục mà đành dê mọi việc ngủ lãng đi sao? Ta hổ thẹn thấy hai vạn sinh linh sắp lao vào cõi chết, chỉ vì một ảo tưởng, một trò đùa của danh vọng, dấn thân xuống nấm mồ như đi vào giường ngủ, chiến đấu chỉ vì một mảnh đất quá nhỏ bé, chẳng cần phải mang một số đông quân sĩ như thế để xâm chiếm nơi chẳng đủmồ dấp diếm cho những kẻ trận vong”. Từ độc thoại này ta thấy nổi khát khao dẹp bằng mọi thứ kệch cỡm phi nhân tính ở Hamlet lớn nhường nào. Cũng nhờ quan sát cuộc hành quân ấy mà Hamlet dưa ra một nhận dịnh mang tính tiên tri: Chiên tranh “là cái ung nhọt quá căng đầy của cải và thái bình, nó vỡ mủ bên trong chẳng lộ ra ngoài, nên khó biết tại sao con người lại chết”. Ba thế kỉ sau, thế kỉ XX, Đức Quốc xã được các sử gia xem là cái ung nhọt giữa lòng Châu Au cường thịnh.

     Tính hiện đại của Hamletcòn được kiểm chứng qua nhận xét rất sắc sảo của Hamlet với Horatio về quần chúng lao động, “thề có Chúa đấy, ba năm nay tôi đã để ý thấy rằng thiên hạ ở thời buổi này càng ngày càng tinh khôn ra; ngón chân của người dân quê cứ lướt sát bên đôi hia của viên đại thần,nỗi rồi đây ngón chân ấy sẽ chọc thủng gót chân kia”. Và rồi Đại Cách mạng Pháp nổ ra (1789), tiếp theo là Công xã Paris (1871), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và cả cuộc Cách mạng Mùa thu 1945 ở Việt Nam… Tất cả cho thấy lời tiên tri của đại văn hào Shakespeare đã trở thành sự thật.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, văn học phương tây
      Để làm được điều đó, tác phẩm nghệ thuật phải được viết bằng “lời văn giản dị mà điêu luyện”, “không có mắm muối để làm cho câu chuyên thêm đậm đà”, “cách viết phải chân thực, vừa thanh tao, vừa êm ái, đẹp mộc mạc chứ không hào nhoáng”. Còn nếu không tuân thủ nguyên tắc trên mà cứ “cương lên ầm ĩ như số đông dào kép các bạn thường làm, thì thà để thơ ta cho mõ làng rao nghe còn thích hơn”. Chính vì thế nên sức mạnh của nghệ thuật, của người làm nghệ thuật là thực sự vô song. Hamlet thấu rõ điều đó, “thà rằng sau khi chết đi, bia có khắc những lời phỉ báng còn hơn là trong lúc sống bị bọn này nó bêu riếu xấu xa”.

Shakespeare với nghệ thuật đối thoại lại những quan điểm sai lạc

      Nhà văn cần chịu sự định hướng của các nhà phê bình. Không có phê bình thì không thể có một nền văn học tiến bộ ý kiến của những nhà phê bình nổi tiếng, dẫu chỉ là số ít nhưng bao giờ cũng có giá trị hơn nhiều lần những lời phẩm bình lôm nhôm từ phía những tay kém hiểu biết. Hamlet khuyên, “phải coi trọng lời phẩm bình của những người sành sỏi vì nó có giá trị hơn ý kiến của đám ngu đần kia”.

      Từ những phân tích trên, ta thấy phạm vi phản ánh của Hamlet rất rộng. Phát biểu về chức năng nghệ thuật, Shakespeare đã đối thoại lại những quan điểm sai lạc. Đặc biệt là chạy theo thị hiếu của số đông khán giả có trình độ thấp. Vấn đề này đâu chỉ riêng của thời Shakespeare mà còn là của bao đời.

       Sau cái chết của vua cha, người tượng trưng cho kiểu mẫu lí tưởng Phục hưng, Hamlet bị ném ra bên lề cuộc đời. Mặc dù những kẻ trong cuộc mời mọc, hứa hẹn nhưng chàng hiểu rõ mình không thuộc thế giới của họ. Cuộc chơi của những kết cánh, độc ác, lọc lừa, thủ đoạn… không phải là cuộc chơi của Hamlet. Chàng muốn tìm, muốn trông thấy một thế giới khác. Không phải ngẫu nhiên mà Shakespeare để Hamlet băn khoăn nhiều về ý nghĩa của sự sống và cả cái chết. “Chết”, theo Hamlet, “là ngủ. Không hơn”. Tuy nhiên những ai chọn cái chết khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ (tranh đấu cho lẽ phải) trên đời thì cũng sẽ không có được giấc ngủ bình yên, “Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thân xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này”. Cũng còn một kiểu chết nữa, tuy Hamlet không trực tiếp nói rõ nhưng ta vẫn hiểu, “Con người còn có ra gì, nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị của đời mình vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn. Thật thế”. Do vậy con người cần phải sống. Sống đồng nghĩa với hành động vì lẽ thiện, “Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?. Lẽ tất nhiên, Hamlet sẽ chọn con đường “cầm vũ khí vùng lên”.


      Các nhận định, lí giải trên phần nào cho thấy tính chất hiện đại của Hamlet về phương diện nghệ thuật biểu hiện. Trước tiên, đây là vở kịch được xây dựng theo lối kết cấu mở. Không gian kịch diễn ra trên diện rộng, từ triều đình Đan Mạch đến Na Uy rồi sang cả nước Anh, từ đất liền ra biển, từ cung cấm ra đến nghĩa địa có phu dào huyệt, linh mục…; từ thế giới người sống sang thế giới của hổn ma… Có thổ nói, bất cứ kiểu không gian nào mà con người có thể tướng tượng đều có cả trong Hamlet.

Tính triết lí của ngôn ngữ trong Hamlet luôn tồn tại

        Thời gian cũng vậy. Thời gian cứ dàn trải theo mạch pháttriển của các sự kiện, biến cố mà không có sự hạn chế, áp dụng biện pháp nghệ thuật kịch trong kịch (Vụ mưu sát Gonzago) Shakespeare như xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ và hiện tại thông hành vi tội lỗi: mưu sát vua. Bên cạnh đó Shakespeare còn sử dụng thuật đảo ngược thời gian (chuyện Hamlet đánh tráo bức thư gửi vua Anh đề nghị giết chàng xảy ra trước khi Hamlet xuất hiện lại ở Đan Mạch và kể cho Hôraxiô nghe) nhằm tăng thêm các sự kiện biến cố cho thời gian trình diễn hạn hẹp của một vở kịch. Như thế, thời gian sự kiện của kịch được chú trọng mở rộng. Đây là đặc điểm nghệ thuật mà các nhà soạn kịch hiện đại rất quan tâm.

       Tính hiện đại của Hamlet còn được thể hiện ở phương diện ngôn ngữ. Vở kịch là nơi quy tụ rất nhiều kiểu ngôn ngữ. Ngôn ngữ bi kịch đan cài với ngôn ngữ hài kịch, ngôn ngữ thơ lồng trong vãn xuôi, ngôn ngữ bình dân xen lẫn ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ tỉnh, ngôn ngữ điên, độc thoại chen trong đối thoại, lời người chết hòa trong lời người sống… Quả đúng là một gian trưng bày ngôn ngữ độc nhất vô nhị trong làng  kịch. Sức sống ngôn từ của Hamletkhông ở chỗ cấu trúc ngữ pháp và  âm tiết mà ở trong chính nội dung của nó. Qua thời gian, diện mạo con chữ và quy cách ngữ pháp ngôn ngữ của vở kịch không còn phù hợp với thời hiện đại nhưng tính triết lí của ngôn ngữ ấy thì luôn sống mãi cùng nhân loại. Những câu nói, “Tồn tại hay không tồn tại”, “Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà”… thì luôn gần gũi với bao thế hệ, bao người.


       Tính đối thoại còn được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ của Hamlet khi chàng giả điên. Nếu đối thoại của người tỉnh thì thường là xảo trá, ngoa ngôn, ích kỉ, thì đối thoại của người điên Hamlet lại rất tỉnh:

Tính đối thoại khi Hamlet giả điên

       “Hamlet…. Các bạn ơi, các bạn đã lảm gì phật ý nữ thần May mắn để đến nồi bị nàng đày đọa đến chốn ngục thất này?

        Guỉldenstern: Thưa điện hạ, ngục thất?

        Hamlet: – Chính nước Đan Mạch này là một ngục thất.

        Rosencrantz: – Thể thì thể giới cũng là một ngục thất.

       Hamlet: – Một ngục thất nít tốt, trong đó có biết bao nhiêu là gông cùm, hầm giam và ngục tôi; má Đan Mạch là cái ngục thất đáng ghê tởm nhất.

         Rosencranĩi: – Thưa điện hạ, chúng tôi không nghĩ như thế.

        Hamlet: – Vậy thì nó không phải là ngục thất đối với các bạn, bởi vì chẳng có gì là hay, chẳng có gì là dở, mà chỉ là ta nghĩ thế nào thì hóa ra như thế ấy thôi. Đối với tôi thì nó chính là một ngục thất. ”

         Chỉ có giả điên thì Hamlet mới có thể nói thẳng những điều mà người bình thường không dám nói. Cũng qua dối thoại giữa Hamlet và ýcác nhân vật khác, Shakespeare cho biết quan niệm của mình về kịch.

          Một vở kịch hay của thời đó và cả trước đó thì phải có tính bạo lực,“nếu anh soạn kịch và anh diễn viên không giở đấm giở đá ra với nhau thì vở kịch ấy chẳng đáng được lấy một xu”.  Shakespeare khôngtán thành điêu đó. Xuất phát từ quan niệm văn chương là vũ khí sắc bén trong việc đấu tranh chống cái xấu, Shakespeare đưa vào Hamlet đoàn kịch với vở diễn Vụ mưu sát Gomago và thông qua Hamlet, Shakespeare cho thấy sức mạnh của nghệ thuật.

         Bằng kênh thẩm mĩ, nghệ thuật gây xúc cảm tâm hồn khiến tình cảm suy nghĩ thật của con người dễ bộc lộ ra hết. Hamlet giả điên giòi đến thế nhưng khi xem kịch, chàng bỗng giật mình và thầm nhú, “ôi, ta thật là một kẻ vô lại, một tên nô lê đớn hèn! Kì quái thay, kép hát chỉ là trong một vớ tuồng không thực, trong tình cảm giả tạo mà sao có thể buộc được tâm hồn hòa theo trí tưởng tượng đến nỗi mặt mày xanh xám, dòng lệ tuôn rơi, thần sắc hoảng loạn, lời nói đứt quãng, mọi cử chỉ đều khớp với mình? (…) Ta nghe nói những kẻ có tội, ngồi xem diễn kịch, trước nghệ thuật tinh vi của sân khấu, thường xúc động đến tận tâm can mà bộc lộ hết hành vi ám muội của mình. Vì tội sát nhân, tuy không có lưỡi, nhưng lại nói ra bằng những cơ quan kì diệu khác”. Từ việc phát hiện ra sức mạnh kì lạ đó, Hamlet mới nảy ra ý định dùng nghệ thuật để khám phá ra tội lỗi của Claudius. Chàng đã thành công. Claudius đích thị là kẻ giết cha chàng. Hồn ma đã nói đúng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì
        Hamlet rất nổi tiếng với ngôn từ đối thoại. Đối thoại của vở kịch thiên biến vạn hóa, khi thì giễu cợt, khi thì gay gắt, khi mỉa mai, khi triết luận… Chỉ một câu đối thoại giữa Hamlet với mẹ, tâu lệnh bà? Không thực chứ, con nào có biết chuyên hình như,cho ta thấy cả một sự đổi thay ghê gớm trong con người và thực trạng xã hội trước sự hoành hoành của cái ác, cái xấu xa.

Hamlet rất nổi tiếng với ngôn từ đối thoại

       Đối thoại của Hamlet thật đặc biệt và tính đối thoại của ngôn từ kịch được sử dụng ở tần suất rất cao. Tiếng nói của bất kì nhân vật nào cũng âm vang lời của người khác, dặc biệt là lời của thời đại: sự ngây ngất của các giá trị nhân văn Phục hưng bị lấn át bởi sự lạnh lùng ích kỉ của chủ nghĩa cá nhân. Ta cùng nghe Polonius, một cận thần của Claudius, dạy con: “Hãy ghi nhớ lấy những lời khuyên nhủ này: có ý nghĩ gì cũng đừng nên nói ra mồm; chớ có hành động khi ý nghĩ chưa được cân nhắc kĩ; hãy thân mật mà không suồng sã; với bạn bè đã được con thử thách thì hãy buộc chặt họ vào tâm hồn con bằng những vòng đai thép.

         Nhưng chớ có làm chai sạn lòng bàn tay mình vì bắt tay thân thiện với những ke cha cáng chú kiết vừa mới quen biết không đâu. Chớ có dính dấp vào những cuộc ẩu đả, nhưng một khi đã dính vào, phải làmthế nào cho đối phương phải gờm mình (…) Đừng cho ai vay mượn, cũng đừng vay mượn ai, vì cho vay thường mất cả tiền lần bạn; mà mang công mắc nợ thì mát dần cả tính tiết kiệm. Nhưng có điều này quan trọng hơn cả – con phải thành thật vói mình, có như thế thì rồi con mới không dối trá với kẻ khác”. Polonius là một kẻ thâm độc, loa rập cùng Claudius, những lòi y căn dận con trai ở trên đậm màu sắc của chủ nghĩa cá nhân. Điều đó tương phản với những lí tướng xả thân cao cả của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng.

       Tuy nhiên, ngẫm kĩ thì những lời ấy không hẳn là xấu và trái với đạo lí. Để Polonius phát biểu ra những diều không chí hợp với thời ấy mà còn hợp với muôn đời, Shakespeare phát hiện ở con người này nét phẩm chất tốt và hơn thế nữa, có lẽ chính ông đã ý thức được rằng chủ nghĩa cá nhân chưa hẳn đã xấu nếu nó không ích kỉ quá mức và không vi phạm những phạm trù đạo đức cơ bản của con người. Hiểu theo cách này, ta thấy Claudius xấu không phải vì y là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân mà y chỉ hiện thân của thứ chủ nghĩa cá nhân ác độc, ham danh lợi dến mức đã không chùn tay trước việc vi phạm tội ác.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, sử thi hy lạp
      Tuy nhiên không một ai có thể nói là mình đã hiểu hết Hamlet. Nếu ở thế kỉ XVII, – XVIII, người ta thiên về cách hiểu Hamlet là “bi kịch ngai vàng” hay “bi kịch trả thù đẫm máu”… thì sang thế kỉ XIX, XX người ta thiên vềý nghĩa xã hội của vở kịch hơn. Puskin dặt Hamlet trong nguyên tắc xây dựng nhân vật của Shakespeare, “Những nhân vật do Shakespeare xây dựng không phải là một bản chất như ở Môlie, không phải là điển hình cho một dục vọng nào đó, một thói hư tật xấu nào đó, mà là những con người sinh động (…) phơi bày ra trước mắt người xem những tính cách đa dạng của họ”.

Nguồn gốc cái bi của Shakespeare nằm trong những mâu thuẫn

      A. Smernov khẳng định “sự vĩ đại và tính sâu sắc trong tư tướng Shakespeare quy tụ lại ớ chỗ ông không biến những người anh hùng nửa thẩn thoại của cái quá khứ đã qua di không bao giờ trở lại đó thành những kẻ đối địch thực sự và tích cực của những con người xảo trá hiện đại, mà đó là những người chiến sĩ chân thực có sức sống mạnh mẽ chống lại điều ác một cách dũng cảm và quên mình vừa bằng việc làm, vừa bằng suy nghĩ, nhân danh những lí tưởng nhân vãn chủ nghĩa, những lí tương này xa lạ đốivới thế giới phong kiến cũng như thế giới tư bản chủ nghĩa”.

       Họ là Hamlet, Othello, Lear… những chiến sĩ quả cảm. Vậy nên dẫu cho rằng giai đoạn hai trong sự nghiệp sáng tác của Shakespeare (từ 1600 đến 1609) có xuất hiện chủ nghĩa bi quan, nhưng A. Smirnov ghi nhận, “những thứ chủ nghĩa bi quan sa đọa dẫn đến sự ngao ngán chán chường và từ chối đấu tranh là hoàn toàn xa lạ với Shakespeare”. A. Anikst, một học giả có uy tín khác của Nga, giải thích, “Nguồn gốc cái bi của Shakespeare nằm trong những mâu thuẫn của sự phát triển xã hội, trong cái giá đẫm máu khủng khiếp mà loài người phải trả để có được tiến bộ xã hội, nhưng dẫu có phải trả một giá đắt như thế thì vẫn không glành được hạnh phúc cho toàn thể loài người”.

       Ông phủ nhận yếu tố định mệnh, siêu nhiên trong kịch của Shakespeare nói chung và Hamlet nói riêng, “Trong bi kịch Shakespeare, không có chỗ cho định mệnh hay một lực lượng siêu nhiên nào khác giáng tai họa xuống con người. Nguồn gốc duy nhất của những cái bi trong bi kịch của ông là điều ác do con người tạo ra cho người khác hay bản thân mình bằng hành động của chính mình”. Lí giải sâu hơn bản chất bi kịch của Shakespeare, A. A. Anikst viết tiếp, thời Phục hưng “con người có được tính toàn vẹn và toàn thể trong tính cách nhưng đồng thời khi ấy cuộc đời lại bắt đầu buộc phải từ chối ngay những đức tính đó, phải thôi không còn là họ nữa (…)

       Những khái niệm mà họ sẵn có về cuộc đời không còn phù hợp với hiện thực nữa. Cuộc đời và con người trỏ’ thành những điều không đoán định được (…) Đặc điểm của bi kịch Shakespeare là sự biểu hiện cực kì rõ ràng những mâu thuẫn đối kháng, nhưng kết thúc của chúng lại rất mơ hồ. Không một xung đột bi kịch nào được giải quyết đến mức có thể đưa ra những câu trả lời duy nhất, rõ ràng cho toàn bộ những câu hỏi đã được nêu lên trong cuộc đấu tranh của nhân vật với hoàn cảnh và với bản thân. Không có một nền luân lí tích cực nào, không có những kết luận chứa đựng một bài học rõ rệt nào thể hiện trong kết thúc những bi kịch của Shakespeare. Đó là kết quả của tình trạng nhận thức tất yếu nằm ở cơ sở của thế giới quan bi kịch trong Shakespeare”


        Năm 1570, nhà văn Pháp Francois De Belleforestđã viết lại câu chuyện này, đưa vào bộ Những truyện bi thảm, tập V. Ông khai thác khía cạnh vô đạo đức của Feng bằng cách để Feng yêu chị dâu trước rồi mới giết anh đoạt vợ. Vậy nên về cơ bản, chủ đề của câu chuyện vẫn như cũ.

So sánh Hamlet của Kyd với Hamlet của Shakespeare

       Khoảng cuối thế kỉ XVI, các nhà soạn kịch Anh đã đưa Amleth lên sân khấu. Thomas Kyd được xem là soạn giả đầu tiên của Hamlet. Công lao của Kyd là sáng tạo nên nhân vật hồn ma vua cha Hamlet và đểHamlet chết chứ không phải glành thắng lợi như trong truyện cổ… Tuy nhiên chủ đề Hamletcủa Kyd cũng chỉ giới hạn trong phạm vi của một bi kịch báo thù gia đình chứ chưa đạt đến tầm bi kịch xã hội như Hamlet của Shakespeare khi ông đưa thêm vào cốt truyện những người phu đào huyệt, Fortinbras và cái chết của Ophelia…

        Để làm được điều đó, Shakespeare đã mở rộng, khai thác sâu hơn bối cảnh kịch và xây dựng Hamlet thành mẫu lí tưởng của thời đại. Hamlet hội đủ mọi tố chất của một con người Phục hưng. Chàng là một Hoàng tử thông tuệ, Ophelia ca ngợi, “một tâm hồn cao quý (…). Đôi mắt của nhà thông thái, thanh gươm của trang hiệp sĩ; miệng lưỡi của người hào hoa, niềm hi vọng, đóa hổng tươi của quốc gia gấm vóc, gương sáng của thời trang, kiểu mẫu của mọi người”.

         Ngoài ra, Hamlet còn là một đạo diễn tài ba, một trí thức am hiểu sâu sắc nhiều phương diện cuộc sống… Shakespeare trao cho chàng hai nhiệm vụ: báo thù cha và dựng xây thời đại. Hamlet với trách nhiệm, bổn phận Hoàng tử của mình – người sẽ gánh vác vai trò đứng đẩu nhà nước – lại thiên về nghĩa vụ dựng xây. Việc kết hợp hai chủ đề này trong tác phẩm đã khiến mỗi lời nói, hành động của hình tượng trung tâm Hamlet thêm phần đa dạng. Người đọc, người nghiên cứu có thể khai thác ý nghĩa theo nhiều cách khác nhau.


      Claudius thâm độc bày ra cuộc đấu kiếm giữa Hoàng tử Hamlet và Laertes. Y đặt cược vào Hamlet, một tay kiếm cừ khôi. Trong khi đó y bí mật tẩm độc vào mũi kiếm của Laertes và pha sẵn một li rượu độc, phòng trường hợp Hamlet dành chiến thắng mà không bị thương, li rượu độc sẽ là phần thưởng Claudius dành cho chàng.

Giá trị nghệ thuật kịch Hamlet

      Bất hạnh thay, li rượu độc ấy lại được Hoàng hậu do không biết có độc đã uống mừng khi Hamlet thắng điểm. Hoàng hậu gục chết. Hamlet bị kiếm độc đâm trúng, rồi khi hai đấu thủ đổi gươm cho nhau, Laertes cũng bị trúng độc từ chính cây kiếm của mình. Trước khi chết, Laertes hối hận nói cho Hamlet biết rõ âm mưu nham hiểm của Claudius. Y là người gây ra mọi cái chết. Không do dự, Hamlet dùng kiếm độc đâm chết Claudius trước khi bản thân bị ngấm độc chết. Thi hài Hamlet được trân trọng rước đi trong tiếng nhạc binh. Fortinbras lên làm vua Đan Mạch. Hồn ma vua cha Hamlet được báo thù.

Giá trị nghệ thuật kịch Hamlet

       Nhan đề đầy đủ là Bi kịch Hamỉet, Hoàng tử Đan Mạch (Tragedy of Hamlet, Prince of Denmark), được Shakespeare viết vào khoảng 1601 và được công diễn vào 1602. Ban đầu, Shakespeare viết Hamlettheo thể melodrame (kịch tuồng), một hình thức sân khấu thịnh hành ở nước Anh thời ấy. Nhưng rồi qua nhiều lần trình diễn, ông sửa chữa dần thành kịch nói. Văn bản được in thành sách vào năm 1623 và được dùng cho đến ngày nay.

       Cũng như nhiều vở kịch khác của Shakespeare, kịch bản Hamlet cũng được dựa theo tích cũ và các văn bản kịch được lưu hành trước đó. Lần theo mối dâỵ phát triển này ta sẽ xác định được tư tưởng – chủ đề chính của tác phẩm.

      Trước hết, Hamletcó cốt truyện phỏng theo câu chuyện cổ Đan Mạch. Truyện này được Saxo Grammaticus, một thầy tu Đan Mạch sống vào thế kỉ XII, ghi lại trong cuốn Truyện lịch sử Đan Mạch. Nội dung chính như sau: Horwendil và Feng là hai anh em sinh trưởng ở xứ Zealand. Horwendil tài hoa, đánh thắng vua Na Uy trong cuộc đấu tay đôi và làm rể vua Đan Mạch. Horvvenđil lên ngôi vua sau khi vua Đan Mạch qua đời. Do ghen ghét anh, Feng lập mưu giết Horwenđil, lên nối ngôi và lấy chị dâu. Con trai của Horwendil là Amleth giả điên để tìm cách trốn tránh và báo thù. Feng không tin, cho người nấp sau rèm rình nghe cuộc nói chuyện giữa Amleth và Hoàng hậu. Amleth phát hiện và giết chết kẻ đó. Feng phái Amleth sang Anh với bức thư yêu cÂu vua Anh giết Amleth. Amleth đánh tráo thư, yêu cÂu vua Anh chém hai kẻ tháp tùng và gả công chúa cho Amleth. Một năm sau, Amleth từ biệt vợ, trở về giết chết Feng và lên ngôi vua.


        Đại thần Polonius của Claudius cho nguyên nhân điên rồ của Hamlet là tại Ophelia khước từ tình yêu chàng. Ophelia, con gái của Polonius nghe theo lời cha cắt đứt tình cảm với Hamlet. Nỗi sầu muộn của Hamlet ngày càng tăng. Polonius, Rosencrantz và Guildenstern vẫn thường xuyên theo dõi chàng. Ngay cả Ophelia, Hamlet nghĩ, cũng phản bội dò xét chàng. Ý nghĩ phải hành động tiêu diệt kẻ thù luôn giày vò chàng và nỗi dằn vặt trong chàng ngày một lớn hơn bởi sự nghi ngờ hồn ma ấy tốt hay xấu. Vào lúc ấy, có một đoàn kịch đến lâu dài Elsinore, Hamlet nảy ra ý định mượn họ dò xét tội lỗi của Claudius. Chàng lập kế hoạch để đoàn kịch diễn trước mặt vua và Hoàng hậu cảnh mà hồn ma đã miêu tả cho chàng: cảnh giết vua. Và qua theo dõi hành vi nét mặt cua Claudius, Hamlet nghĩ mình sẽ tìm ra lời giải đáp đúng sai về câu chuyện của hồn ma.

Từ suy nghĩ dần đến hành động của Hamlet

         Claudius căng thẳng đến mức không thể xem hết buổi diễn. Y bỏ về trước khi buổi diễn kết thúc. Điều đó chứng tỏ những gì hồn ma nói là hoàn toàn chính xác. Hamlet không còn lí do nào để trì hoãn việc báo thù cho cha. Tuy nhiên, chàng cũng không thể hành động ngay khi cơ hội thuận lợi đầu tiên đến. Bắt gặp Claudius đang quỳ cầu nguyện, Hamlet định ra tay nhưng rồi chàng nghĩ nếu giết y trong lúc này thì linh hồn y sẽ được lên thiên đường. Vậy nên Hamlet chờ cơ hội khác.

       Hoàng hậu cho gọi Hamlet đến phòng riêng để nhắc nhở chàng về thái độ coi thường Claudius. Hamlet nhớ lại lời của hồn ma nên dùng những lời lẽ cay độc để chê trách. Gertrude nghĩ Hamlet sắp làm hại mình nên lên tiếng kêu cứu. Phía sau rèm cũng có tiếng kêu cứu phát ra, Hamlet tưởng đấy là Claudius đang lén nghe cuộc nói chuyện nên đã tuốt gươm đâm qua rèm giết chết. Người bị giết là Polonius.

          Lo sợ Hamlet hại mình, Claudius ra tay trước. Y phái Hamlet cùng Rosencrantz và Guildenstern sang Anh cùng với bức thư có nội dung khi Hamlet đến thì hãy giết ngay chàng. Hamlet tìm cách mở trộm mật thư, biết rõ sự tình bèn hủy đi thay bằng thư khác, nội dung là giết hai kẻ phản bạn kia. Sau đó Hamlet tìm cách quay về Đan Mạch.

         Trong thời gian Hamlet vắng mặt, nhiều sự kiện đau lòng diễn ra trên xứ sở chàng. Ophelia đau buồn vì Hamlet hóa điên và đặc biệt là cái chết của người cha do người yêu gây nên nên cũng hóa điên, rơi xuống hồ chết đuối. Anh trai Ophelia là Laertes đang học ở Pháp, nghe tin cha mất, vội quay về. Anh ta ngờ Claudius ám hại cha mình nên đã tập hợp một nhóm người tấn công hỏi tội Claudius. Claudius cho Laertes biết Hamlet là thủ phạm và dụ dỗ anh ta tham gia vào âm mưu trừ khử Hamlet.


      Hồn ma vua Đan Mạch ba lần hiện lên trước mắt những người lính gác lâu dài Elsinore. Vào đêm thứ tư, Horatio – bạn của Hamlet, đưa chàng đến gặp hồn ma vua cha, người đã chết cách dấy hai tháng. Do cái chết dột ngột của vua cha, Hoàng tử Hamlet rất sầu muộn và nghi ngờ về nguyên nhân của cái chết, đặc biệt là sự tái giá vội vàng của mẹ chàng – Gertrude với chú chàng – Claudius – người vừa kế vị ngai vàng.

Nội dung tác phẩm Hamlet của William Shakespeare

      Tối hôm ấy, Hamlet gặp được hồn ma vua cha và được nghe câu chuyện khủng khiếp. Chàng biết cha mình không chết vì rắn cắn mà bị Claudius, em ruột ám sát. Hồn ma còn nói thêm rằng, Claudius không chỉ phạm tội giết anh mà còn mắc tội đoạt Hoàng hậu. Hồn ma bảo Hamlet báo thù nhưng khuyên chàng hãy nương tay với Hoàng hậu. Tội lỗi của bà sẽ bị trời phán xử.

        Sau khi tiếp xúc với hồn ma, Hamlet nuôi quyết tâm giết Claudius để trả thù. Nhưng nghĩ kĩ, Hamlet nghi ngờ liệu hồn ma ấy có thực là hồn cha mình hay là linh hồn ác quỷ xui giục chàng làm bậy. Sự do dự ấy đã khiến Hamlet đề nghị Horatio và Marcellus thề giữ kín mọi chuyện và bảo họ đừng bận tâm đến hành động điên rồ mà chàng sắp thực hiện sau đấy.

       Claudius không chỉ đau đầu trước khả năng xảy ra chiến trận với Na Uy mà còn đau đu hơn bởi những dằn vặt trong nội tâm kể từ khi y vội tổ chức hôn lễ với Hoàng hậu, vợ anh mình. Thêm vào đó, y không yên trước nỗi sầu muộn của Hoàng tử mà theo y, nguyên do là tại Hamlet đau đớn trước cái chết của cha và sự tái giá vội vàng của mẹ. Claudius sợ Hamlet glành lại ngôi báu. Hành động kì lạ của Hamlet và cách nói năng lung tung của chàng khiến Claudius nghĩ chàng điên nhưng y chưa chắc chắn. Để tìm hiểu Hamlet diên thật hay điên vờ, Claudius phái hai bạn thân của chàng là Rôdencran và Guildenstern đi dò thám Hamlet. Nhưng Hamlet biết rõ tâm địa phản bội của chúng nên thoái thác trả lời các câu hỏi do chúng đặt ra bằng cách đặt lại cho chúng nhiều câu hỏi.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì
      William Shakespeare là kịch gia số một của nhân loại. Trước ông không có ai sánh bằng và hơn bốn thế kỉ sau cũng chẳng có ai theo kịp. Thiên tài của Shakespeare là độc nhất vô nhị. Chỉ mình ông thôi cũng đủ thâu tóm hết cả nền kịch nghệ thế giới. Giải thích sự vĩ đại của Shakespeare, Puskin – đại văn hào Nga – khẳng định: “bi kịch của Shakespeare nói lên điều gì? Mục đích của bi kịch là gì? Đó là con người và nhân dân. Đó là số phận của nhân loại… chính điểu đó làm cho Shakespeare vĩ đại.” Heine – đại thi hào Đức – phát hiện ở Shakespeare, “cái vũ đài kịch của ông, đó là Trái Đất; tính duy nhất về vị trí của ông là ở đấy… Nhân loại – đó là nhân vật của ông. Nhân vật này luôn luôn chết đi, sống lại, yêu thương, căm thù… hôm nay đội cái mũ tai lừa nhưng ngày mai lại mang vòng nguyệt quế và thường thường còn mang cả hai cái cùng một lúc.”

Cuộc đời của kịch gia William Shakespeare

     Shakespeare chào đời vào ngày 23 – 4 – 1564 tại Stiatíord upon Avon, một thị trấn nằm ở trung tâm nước Anh. Ngày sinh của Shakespeare trùng với ngày lễ Thánh George, vị thánh yêu quý của người Anh. Cha Shakespeare là ông John Shakespeare, vốn theo nghề nông nhưng rồi rời bỏ đồng ruộng ra thị trấn theo đuổi nghề làm bao tay. Nhò cần cù, làm ăn phát đạt, Jôn Shakespeare được bầu làm Thị trưởng. Thuở nhỏ Shakespeare theo học trường Grammar School và đươc tiếp xúc với các môn phổ thông, cùng với tiếng Hi Lạp, La tinh và môt vài tác phẩm cổ đại của Hi Lạp, La Mã.

    Năm 14 tuổi, chưa học hết chương trình nhưng vì gia đình sa sút, bố không còn giữ chức Thị trưởng nên Shakespeare bỏ học, đi làm phụ giúp gia đình. Thoạt tiên ông đến giúp việc tại lò mổ, về sau nhờ có ít chữ nghĩa ông chuyển sang nghề dạy học. Năm 18 tuổi, Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway, người hơn Shakespeare tám tuổi. Ba năm sau, hai vợ chồng sinh được ba con. Hai con gái và con trai có tên là Hamnet, Năm 11 tuổi, Hamnet chết.

   Càng ngày, cuộc sống gia đình ông ngày một túng quẫn hơn. Năm 23 tuổi, Shakespeare rời Stratĩord ra kinh thành London với hai bàn tay trắng và niềm dam mê sân khấu. Ông tìm đến rạp The Theatre xin làm chân giữ ngựa rồi soát vé. về sau, do chứng tỏ được khả năng, Shakespeare được giao làm chân nhắc vở và đóng những vai phụ. Trong thời gian này, Shakespeare không ngừng học hỏi để nâng cao tri thức. Ngoài tiếng Pháp, tiếng Itali… Shakespeare còn nghiền ngẫm cuốn Sử biên niên của Anh, Ailen và Xcôtìencủa Raphael Holinshed (1529- 1580) dể hiểu thêm quá trình phát triển của nước Anh.

      Từ 1590, Shakespeare bắt tay vào sự nghiệp sáng lác. Ông sáng tác hài kịch, kịch lịch sử, bi-hài kịch, bi kịch. Những vở hài kịch tiêu biểu của Shakespeare là: ẩm ĩ vì chuyện không dâu, Đêm thứ mười hai, Giấc mộng đêm hè, Người lái buôn thành Venỉce… Romeo và Julietđược xếp vào loại bi – hài kịch, ỉlamletlà đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tạo của Shakespeare. Ngoài ra, Othello, Vua Lear, Macbeth… cũng được đánh giá là những bi kịch kiệt xuất của ông. Trong khoảng 20 năm cầm bút, Shakespeare đế lại gần 40 vớ kịch, hai trường ca và 154 bài thơ Xonne.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, sử thi hy lạp
     Ta gặp một đặc điểm nữa trong đối thoại giữa hai thầy trò Don Quyxote: đối thoại giữa thực tế và lí tưởng. Don Quyxote là người tuyệt đối tuân theo lí tưởng của mình, cho dù lí tưởng đó kì quặc đến đâu di nữa thì chàng cũng nhất mực tuân theo: “Đúng thế, và ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài”. Lời thú nhận thật thà này lại chính là sự giễu cợt tiểu thuyết hiệp sĩ một cách mạnh mẽ nhất.

Lý tưởng trong nhân vật của Don Quyxote

    Con người dẫu có can đảm đến mấy thì sẽ vẫn phải rên khi bị thương “xổ cả ruột”. Nhưng ớ đây, tiểu thuyết hiệp sĩ lại đi dạy con người ta làm trái với quy luật tự nhiên mà quy luật đó được bác giám mã hồn nhiên thừa nhận: “Còn tôi, có thể xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay, trừ phi cả đến giám mã của hiệp sĩ giang hồ cũng bị cấm không được rên rỉ”.

     Tính dối thoại trong ngôn từ đối thoại này của hai thầy trò cũng góp phần kiến tạo nhiều diện mạo tâm lí khác nhau. Mục đích cuối cùng là đưa nhân vật và cả người đọc vào cái kết thúc vui vẻ, quên đi nổi đau thể xác, hoà vào tiếng cười lạc quan: “Tính chất phác của giám mã làm Don Quyx0te không nhịn được cười và lão bảo Sancho cứ việc rên la lúc nào và thế nào cũng được, dù muốn hay không, vì cho tới nay lão chưa đọc thấy có chuyện cấm đoán như thế bao giờ”.

     Tuy nhiên, cũngcần lưu ý đến tính thống nhất giữa các mặt dối lập này. Vì suy cho cùng Don Quyxote và Sancho Panza, mỗi nhân vật đểu điển hình cho một nét tính cách của con người: thực tế – lí tưởng, tốt – xấu… mà nếu thiếu chúng thì con người khó có thể tổn tại một cách thăng bằng trên cuộc đời. Vì lẽ đó, cập đôi nhân vật này có sức bổ trợ lớn lao, không thể thiếu vắng trong việc hình thành nên một diện mạo con người đúng nghĩa với biết bao nét tính cách tích cực, tiêu cực. Mà lẽ sống chân chính là phải kìm hãm những xấu xa, phát huy những mặt tốt đẹp để cuộc sống, xã hội ngày một thấm đẫm giá trị nhân văn hơn.

       Quay lại cuộc chiến với cối xay gió, nếu phần đầu, Don Quyxote nhìn thấy những tên khổng lồ độc ác (cối xay gió), giao chiến với chúng và bị thất bại bởi pháp sư (Freston) và cuối cùng là noi gương theo các hiệp sĩ trong tiểu thuyết (không rên la), thì trước sau chàng hiệp sĩ tài ba vẫn nhất quán trong vai trò hành hiệp của mình. Người đọc có thểcười vì biểu hiện điên rồ của Don Quyxote nhưng không một ai không kính trọng bản chất hành động của chàng: vì công bằng, tự do, hạnh phúc cho bất kì ai bị áp bức. Vì thế lí tưởng nhân vãn ấy sẽ luôn tỏa sáng khi trên Trái Đất còn bất công ngang trái.


    Sau cú ngã khủng khiếp kia, sau những lời than vãn đầy trách móc, gây cười của Sancho, Don Quyxotekhông chấp nhận sự thất bại của mình. Chàng tìm lí do đổ biện minh cho thất bại đó. Điều này không khó vì trong cái dÂu ngồn ngộn chuyện hiệp sĩ phiêu lưu kia, Don Quyxote dề lìm ra lời giải thích: “chuyện chinh chiến thường biến hoá khôn lường chứ không như các chuyện khác”.

Lạc quan – tính cách nhân vật của Don Quyxote

    Khả năng biến hoá ấy là do tác nhân bên ngoài, xuất phát từ thế lực siêu phàm thù nghịch: các pháp sư, cụ thể là Frcston – pháp sư đã đánh cắp thư phòng, “bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió dể tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng”, vẫn biết các pháp sư có quyền năng vô hạn song không vì thế mà chàng hiệp sĩ chịu khuất phục. Bản lĩnh của Don Quyxote được tôn vinh khi khẳng định “các pháp thuật xấu xa của lão cũng sẽ không thể nào đối chọi được với thanh kiếm lợi hại của ta”.

     Bản lĩnh của tinh thần nhân vật Phục hưng thổ hiện rõ ở điểm này: thất bại không hề làm trang hiệp sĩ nản chí. Hơn thế nữa, con người Don Quyxote luôn luôn lạc quan và luôn củng cố niềm tin của mình qua sách vờ, qua tình nhân, và thậm chí là qua cá khát vọng làm nở mặt nở mày về con cái ở tương lai. Don Quyxote nhớ lại những trang sách miêu tả một hiệp sĩ Tây Ban Nha, bị gãy gươm trong một trận dấu giống như mình vừa gãy giáo, bèn nhổ một cây sổi làm vũ khí, giết chết nhiều kẻ dịch nên được tặng biệt hiệu Hiệp sĩ diệt dịch, “Về sau, con cháu của chàng cũng mang tên đó”. Don Quyxote muốn noi theo gương ấy và dự định “nếu gập một cây sồi, ta cũng sẽ lấy thân cây làm vũ khí như chàng hiệp sĩ Tây Ban Nha kia”…

    Nhưng tại thời điểm Don Quyxote ngây ngất trong vòng hào quang rực rỡ của trí tưởng tượng ấy, thì bác giám mã thực dụng lại ngắt ngang lời, đưa ông chủ quay về với hiện thực bi đát: “Nhưng kìa, ngài ngồi thẳng lại một chút chứ, vì tôi thấy hình như ngài hơi vẹo sang một bên, chắc là do bị ngã lúc nãy”. Quả là khát vọng “nhổ cây sồi làm vũ khí” thì không thể nào được thực hiện bởi một người vừa mới đánh nhau với cối xay gió, thua trận ngã đến “vẹo” người di. Bằng cách đặt liền kề các sự vật hiện tượng với dụng ý tương phân để tạo tiếng cười, Cervantes đã cho thấy sự trái khoáy giữa ước mơ và thực tiễn của chàng hiệp sĩ. Ước mơ của Don Quyxote sỗ không bao giờ thành hiện thực, bới thực tiễn thì luôn tồn tại những bất ngờ, ngang trái.


      Phẩm chất anh hùng mà cùng với nó là hiệu quả gây cười mỗi lúc được đẩy cao hơn ở Don Quyxote lộ rõ khi chàng đơn thương độc mã đối mặt với kẻ thù. Nếu ở đoạn trên, người kể chuyện hoàn toàn sử dụng ngôn từ đối thoại để dẫn dắt truyện (cách trần thuật này nhằm tạo hiệu quả sinh dộng trong khắc hoạ tính cách nhân vật, người kể để nhân vật tự bộc lộ mình) thì tiếp theo đây, người kể xuất hiện, dùng lời phân tích tâm lí và miêu tả để làm nổi bật hình ảnh người anh hùng: “Nói rồi, Don Quyxote thúc con Rocinante xông lên”. Thái độ kiên quyết của chàng hiệp sĩ được khẳng định qua các cụm từ miêu tả: “Chẳng thèm để ý”, “trong bụng vốn đinh ninh”, “chẳng những không nghe lời can”… mà “cũng không nhận ra”…

Đánh nhau với cối xay gió và những hành động

Cervantes, rất tài tình trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bất bình thường của mình. Thế giới thực không có nghĩa lí gì đối với Don Quyxote và cả những lời khuyên ngăn đầy tỉnh táo cũng thế. Mặt khác, đây còn là thủ pháp tài tình dể tác giả “hợp lí hóa” hành động điên rồ của Don Quyxote, bởi nếu để chàng để ý đến lời khuyên của Sancho hay nhận ra thì chắc hẳn chàng sẽ bừng tỉnh khỏi cơn mê của mình.

Giống mọi hiệp sĩ tài ba trong nghi thức giao đấu, Don Quyxote thét lên thách thức: “Chớ có chạy trốn, lũ hòn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”. Tiếng thét này hoàn toàn phù hợp với lôgíc tâm lí được miêu tả bên trên (“trong bụng vốn đinh ninh phía trước là những tên khổng lồ”) của Don Quyxote. Và cũng phù hợp với sự vận động được miêu tả tiếp đó về những chiếc cối xay gió. Dường như thiên nhiên cũng phụ hoạ trong việc giúp cho Don Quyxote tin vào sự đúng đắn từ suy nghĩ của mình. Lại cũng là chuyện ngẫu nhiên xảy ra ngay sau lời thách đấu của trang hiệp sĩ: “Vừa lúc đó nổi lên một làn cơn gió nhẹ và các cánh quạt lớn của những chiếc cối xay gió bắt đầu chuyển động; thấy thế, Don Quyxote liền nói: – Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lổ Brianreo, các ngươi cũng sắp phải đền tội”.

Khổng lồ đi kèm với sức khỏe phi thường và nhiều cánh tay. Quả thật, Don Quyxote hoàn toàn không thế nào ý thức được mình đang đánh nhau với mấy cái cối xay gió. Với chàng, đấy là sự thách thức của thế lực tội ác, thù địch và nhiệm vụ của chàng là bắt chúng phải đền tội.

Và đây là nghi thức thứ hai của cuộc quyết đấu, chàng hiệp sĩ cầu xin tình nương giúp đỡ: “lão nhiệt thành tâm niệm cầu mong nàng Dulcinea của mình cứu giúp cho trong lúc nguy nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rocinante phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt”.

Độ căng của hành động được đẩy đến đỉnh điểm bằng các cụm từ gắn với các cuộc đấu xáp lá cà: “khiên che kín” “lăm lăm ngọn giáo” phi ngựa “thẳng tới” nhưng đối thủ lại là “chiếc cối xay gió gần nhất”. Rõ ràng người kể không “đứng” về phía Don Quyxote, nói cách khác là không kể theo cách nhìn hiện thực của chàng hiệp sĩ vì nếu thế thì đoạn văn trên sẽ được viết là “phi thẳng tới tên khổng lồ gần nhất”.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, su thi hy lap
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai thầy trò đã rõ: cối xay là những tên khống lồ và cối xay chỉ là cối xay. Cách nhận thức của Sancho thì khỏi phải bàn: quả là chỉ có những chiếc cối xay gió thật sự. Cái thế giới này như thế thì sẽ vận hành như thế. Đây là thái độ chấp nhận thực tại theo nguyên tắc tổn tại của nó. Trong khi đó, nhận thức của Don Quyxote lại được dặt trong cái nhìn nghịch hoá: Nguyên tắc tồn tại của thế giới ấy có vấn đề, như cách Hamlel nhận ra Đan Mạch là chốn ngục tù ghê tởm song mọi người sống trong thế giới ấy đâu có ý thức được như Hamlet. Nói cách khác, Sancho thấy cuộc sống đâu có gì đáng bàn (việc ra di phiêu lưu của bác cũng chỉ nhằm để “thỏa mãn cái dạ dày” mà thôi). Trong khi đó, thì ngay từ khi nhìn thấy cối xay gió, chàng hiệp sĩ đã xác định: Đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy.


Lớp nghĩa thứ hai đã lộ rõ: cối xay – khổng lồ – giống xấu xa. Don Quyxote đánh nhau với cối xay vì đấy là hiện thân của giống xấu xa. Mục đích của chàng hiệp sĩ vô cùng cao cả: “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Hạt nhân hợp lí trong mục đích này thường xuyên đối thoại với hành động điên rồ của chàng hiệp sĩ. Người đọc cười ngặt nghẽo trước lối nói, cử chỉ, hành động của chàng, song không thể không thừa nhận điểm sáng nhân văn trong các hành động đó.

Như thế, giá trị từ hành động của Don Quyxote là giá trị cảnh tỉnh. Hành động đó giúp cho người đọc hiểu ra được tính vấn đề trong sự bình lặng của xã hội. Milan Kundera – nhà văn kiêm phê bình gia nổi tiếng của thế kỉ hai mươi – nồng nhiệt ca ngợi Cervantes ở điểm này: “Khi Don Quyxote bước vào thế giới, cái thế giới ấy hoá thành bí ẩn trước mắt chàng. Đấy là di sản từ cuốn tiểu thuyết châu Ấu dÂu tiên dối với toàn bộ lịch sử tiếu thuyết sau này. Cervantes dạy độc giả nhận thức được tính vấn đề của thế giới xung quanh”.

Trận chiến của Don Quyxote sắp nổ ra. Đây là trận chiến quyết liệt vì chàng đơn thương độc mã. Sancho đã rụt cổ vì (theo lời Don Quyxote) sợ hãi mà thực chất (vẫn là lời Don Quyxote) là “Chẳng thạo gì về những chuyện phiêu lưu”. Như thế, vấn đề ở đây là nhìn thấy và hiểu (thạo). Sancho không nhìn thấy khổng lồ và cũng không hiểu bản chất của chúng. Vậy nên ông chủ can đảm, hào phóng của bác không khiến bác cùng xung trận: “Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cáu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức”.






Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, van hoc phuong tay
Gắn những tên “khổng lồ ghê gớm” với hành động “quyết giao chiến giết hết bọn chúng” và kết quả “giàu có” nhờ “chiến lợi phẩm”, quả thực Don Quyxote tỏ ra rất lôgíc trong sự điên rồ của mình, song Sancho đâu dễ bị thuyết phục bởi ban nãy, cái chức thống đốc một hòn đảo nhờ trừu tượng nên bác có thể tin được, còn gọi những cối xay gió là khổng lồ thì thật là khó tin vì chúng rất thực. Sancho không chấp nhận: “Những tên khổng lồ nào cơ?”.

Cách nhận thức của nhân vật trong truyện của Don Quyxote

Câu hỏi lại này là một lời phủ nhận vì dẫu có mơ tưởng đến hòn đảo kia đến dâu chăng nữa thì bác giám mã cũng không thổ nào tưởng tượng được theo kiểu của ông chủ: “- Những đứa mà anh nhìn thấy kia kìa.”

Don Quyxote khẳng định: Khổng lồ ở kia kìa, song vấn đề là Sancho có nhìnthấy hay không? Dụng ý của Don Quyxote là Sancho chưa nhìn thấy nên chưa chịu thừa nhận bởi theo chàng sự thực đã quá hiển nhiên, “cánh tay chúng dài ngoẵng, có đứa, cánh tay dài tới hai dặm”. Mục đích của việc đưa thêm bằng chứng (cánh tay) và khẳng định tính chất khổng lổ (dài tới hai dặm) của Don Quyxote cốt chỉ dê nhấn mạnh thêm rằng đấy chính là bọn khổng 16.

Đến đây tiếng cười lừ phía người dọc được đẩy cao thêm bước nữa. Người đọc đồng ý với Sancho, cùng cười sự điên rồ thái quá của DonQuyxote. Tiếng cười được xây dựng theo lối tương phán giữa thực tế vàtưởng tượng, giữa tỉnh và điên. Người đọc bị lôi cuốn vào cuộc đối thoại. Người đọc đồng ý với Sancho, cùng cười sự điên rồ thái quá của Don Quyxote. Tiếng cười được xây dựng theo lối tương phán giữa thực tế và ở tượng, giữa tỉnh và điên. Người đọc bị lôi cuốn vào cuộc đối thoạinghịch lí của hai thầy trò khi mỗi bên đều cố giữ cho mình một lôgíc nội tại riêng. Sancho đâu dễ chấp nhận lí luận điên rồ của thầy mình:

Thưa ngài, – Sancho nói, – xuất hiện ớ kia chẳng phải là các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió, và cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt”.

Quả thật thầy nào trò ấy. Sancho cũng kiên định trong nhận thức của mình. Điều này có lí do vì một người nông dân như bác thì quá hiểu thế nào là cối xay gió, nên đã giải thích cặn kẽ cho chủ “cánh tay” là “cánh quạt” và cả cơ chế vận hành “khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong”.





Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, văn học phương tây
cnhằm chỉ những người bất bình thường trong hành động hoặc chỉ một hành động thiếu thực tế, không mang lại kết quả. Cả hai nét nghĩa trên đều được rút ra từ phẩm chất của chàng hiệp sĩ Mặt Buồn: giàu trí tưởng tượng và kiên quyết sống, hành động trong thế giới tưởng tượng đó. Chuyện đánh nhau với cối xay gió thuộc phần đầu của chương tám, có tựa đề là “Cuộc gặp gỡ rùng rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Don Quyxote với cối xay gió và những sự việc đáng ghi nhớ khác”.

Cuộc chạm trán trong chuyện Đánh nhau với cối xay gió

Trước khi để chàng hiệp sĩ chạm trán với“những tên khổng lồ” cối xay gió, Cervantes khéo léo đưa người dọc vào thế giới giả tướng bằng cách để hai thầy trò đối thoại với nhau về cái tương lai gần của “thống dốc” Sancho Panza và Sancho nghĩ đến cái gánh nặng mình phái mang và cả việc không xứng dáng làm Hoàng hậu cứa bà vợ quê mùa của mình. Don Quyxote bèn dạy đệ tứ:

Sancho, hãy trông chờ Thượng dế. Người sẽ dành cho vợ anh một địa vị thích hợp. Còn anh cũng chớ quá tự hạ mình không dám nhận chức thống đốc.

- Thưa ngài, tôi không dám thế nữa. Vả chăng có một ông chủ tốt bụng như ngài, tôi tin chắc sẽ được xếp đặt đúng nơi, đúng chỗ và sẽ gánh vác được công việc”.

Từ chỗ thuyết phục được Sancho tin vào lời mình, Don Quyxote lại tiếp tục dưa Sancho đi sâu vào thế giới tưởng tượng. Tín hiệu đưa người đọc vào thế giới hoang đường được đặt ngay đầu chương, tiếp nối mạch suy nghĩ viển vông của chàng hiệp sĩ với thế giới thực tại: “Chợt… phát hiện có ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng, và Don Quyxote vừa nhìn thấy liền nói với giám mã”, cũng vẫn là lời dụ dỗ vinh hoa phú quý:“Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Sancho Panza ơi, có đến ba bốn chục tên khổng lổ ghê gớm, la quyết giao chiến giết hết bọn chúng; và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có”.


       Ở góc độ khái quát hơn, tính lưỡng diện ở Don Quyxote còn được biểu hiện nhận thức và hành dộng. Như chúng ta đã biết, Don Quyxote nhận thức rất rõ bản chất xã hội thời chàng.         Chàng tủm nguyện : sẽ “chuyên đi làm việc thiện, kể cả cho những linh hồn có tội” nếu linh hồn đó biết hối cải. Chàng ý thức rõ mặt đúng đắn của nghề hiệp sĩ: “Vì ta biết những công việc của nghề hiệp sĩ giang hồ nôn ta nhìn thấy những lợi ích vô biên mà nghề đó mang lại. Ta cũng biết rằng con đường đi tới đạo đức rất hẹp, con đường đi tới thói hư tật xấu thì rộng thênh thang”. Và tuy biết rõ, “Ngày nay, lười biếng thắng siêng năng, nhàn rỗi thắng cần mẫn, phi nghĩa thắng chính nghĩa, ngạo mạn thắng dũng cảm và lí thuyết thắng thực hành” song chàng vẫn quyết tâm hành động. Chàng không quản mọi gian nguy, kể cả tính mạng của mình, hòng làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực nhưng lí tưởng của Don Quyxote thì chẳng thể nào thực hiện được. Ngay lần hành hiệp đầu tiên sau khi được gã chủ quán trọ phong tước hiệp sĩ, Don Quyxote can thiệp vào chuyện lão chủ dối xử thô bạo với chú bé Andres. Song khi chàng bỏ đi vì tin vào lời hứa của lão chú, chú bé Andres bị đánh đập tàn bạo hơn.

Tính lưỡng diện ở Don Quyxote

        Như thế, giữa nhận thức và hành động của Don Quyxote đã có độ vênh. Chàng đã hiểu được bản chất của xã hội nhưng khi phấn đấu để thiết lập lại một trật tự lí tưởng thì chàng không thành công. Đây đó trên ba ngàn dặm dường trường hành hiệp trong khoảng ba tháng trời, đôi lần Don Quyxote cũng giành được thắng lợi. Nhưng những chiến thắng ấy chưa đủ để dẹp yên mọi bất bằng. Xã hội cứ vận hành theo chu trình của nó. Don Quyxote rốt cuộc vẫn chí là nhân vật bi kịch trong thố giới tiếng cười chàng để lại cho muôn đời.



       Tính lưỡng diện ở cặp nhân vật này được khai thác trên hai mặt: người tỉnh táo, kẻ điên rồ. Suy nghĩ, hành động và cách nói năng của họ vì thế luôn tạo nên sự đối nghịch. Sự đối nghịch này khiến chúng ta cười.          Song không chí cười sự điên rồ của Don Quyxote mà còn cười cả sự tỉnh táo của bác giám mã. Điểm mấu chốt ở đây là tại sao biết chủ bất bình 1 thường mà Sancho vẫn không chịu từ bỏ, quay về làm ruộng sinh sống?

Tính cách của nhân vật Don Quyxote

        Thì ra tuy biểu hiện bề ngoài có khác nhau song về bản chất cả hai thầy trò đều giống nhau: cùng sống trong thế giới mộng tưởng của mình. Don Quyxote thì quá điên rồ, thế giới thực không còn là thế giới thực. Nhìn đâu, chàng cũng thấy nhan nhản khổng lồ xấu xa. Sancho Panza thì chẳng hề điên rồ nhưng bác không sống cho thực tại mà chỉ dốc hết sức vì tương lai: thống đốc một hòn đảo như lời hứa của chủ. Cứ thế một thấp một cao, một điên một tỉnh, một can đảm một nhát gan,… ngất ngưởng dọc ngang hết đồng bằng, thành thị đến rừng núi, trang trại của Tây Ban Nha. Sẽ là khuyết thiếu về phương diện tính cách nếu không có sự tham gia của một trong hai nhân vật này. Được khắc hoạ trong thế đối lập song hai thầy trò là hai nét tính cách khó có thể tách rời nhau.
         Bản thân nhân vật Don Quyxote cũng được xây dựng theo lối lưỡng diện. Bi kịch của Don Quyxote, như nhiều nhà nghiên cứu đã dề cập, là bi kịch của một con người gầy còm, yếu ớt lại mang khát vọng lớn lao nên suốt đời chẳng thể nào biến được mơ ước thành hiện thực. Tuy nhiên, tính lưỡng diện bộc lộ rõ nhất là qua các trạng thái điền và tính của Don Quyxote. Nếu xét trên bề mặt, câu chuyện về chàng hiệp sĩ là chuyện về một con người bất bình thường song nếu hiểu ở tầng sâu của ngữ nghĩa, hình tượng thì Don Quyxote chẳng điên rồ chút nào. Từ một chàng quý tộc nghèo, không vợ con, sống cuộc đời thanh bạch, chỉ có ti một đam mê duy nhất là tiểu thuyết hiệp sĩ, bỗng nhiên con người xấp 2 xỉ ngũ tuần ấy nảy ra ý đồ đi phiêu lưu “làm những việc mà các trang hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi”.
       Như thế, sự điên rồ của Don Quyxote được thể hiện ở chỗ thời Phục hưng không có và không cần phương thức giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng con đường hiệp sĩ song Don Quyxote dùng phương pháp cũ kĩ, lỗi thời đó làm giải pháp xã hội nên chàng khiến chúng ta buồn cười.
       Nhưng Don Quyxote lại tỉnh ở chỗ “bênh vực kẻ hèn yếu”, “đì tìm tự do, hạnh phúc” và “công bằng”. Thì ra thời Phục hưng sáng ngời tư tưởng nhân văn ấy lại vẫn còn những kẻ xấu xa chuyên đi áp bức người khác. Thêm nữa, hành dộng chân chính của các hiệp sĩ thời Trung cổ thì không phải lúc nào cũng vô nghĩa, đáng cười. Do vậy, Don Quyxote không phải không có lí khi lên đường hành hiệp.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì
         Lưỡng hóa (hay Lưỡng diện) là bút pháp độc đáo của Cervantes dùng để khắc hoạ nhân vật trong Don Quyxote. Trước hết, nó được thể hiện qua cặp thầy trò Don Quyxote và Sancho Panza.         Về ngoại diện, nếu Don Quyxote cao lêu nghêu, gầy sắt seo thì bác giám mã lại béo phị, lùn tịt. Don Quyxote cưỡi ngựa, Panza cưỡi lừa. Don Quyxote trang bị vũ khí toàn thân, Panza ung dung trên lưng lừa với bÂu rượu, về sinh hoạt thì theo lời Don Quyxote: “Ta thức thì anh ngủ, ta khóc thì anh hát, ta phát ốm vì không ăn được, còn anh thì ăn đến nỗi nghẹn thở”. Từ những khác biệt này nên hành động và ý nghĩa hành động của họ cũng khác nhau.

Nghệ thuật “lưỡng hóa” của Cervantes

         Don Quyxote luôn sống trong thế giới ảo mộng của mình, làm những việc điên rồ thì Sancho Panza lại luôn tỉnh táo và không chịu tham gia vào các hành động mà chủ bác cho là hành động phi thường. Như thế, Don Quyxote là con người phi thực tế còn giám mã Panza là con người thực tế. Don Quyxote lên đường hành hiệp là vì lí tưởng nhàn văn cao đẹp: dẹp yên mọi bất bằng, mọi điêu xấu xa mang lại tự do, bình đẳng hạnh phúc cho mọi người. Trong khi đó, Panza đồng ý làm giám mã cho Don Quyxote là chí vì ước mơ được cai trị một hòn đảo nếu ngày kia chú của bác lập được chiến công.
       Tuy được xây dựng theo lối tương phản song về bản chất hai thầy trò Don Quyxote là cặp tính cách, ngoại diện bổ trợ nhau. Có thể xem hai người được tách ra từ một người để soi sáng các phẩm chất tốt xấu của nhau. Do vậy, xuyên suốt tác phẩm, cặp nhân vật này luôn ở trong tư thế đối thoại. Họ đối thoại với nhau trước những chiếc cối xay gió, đối thoại trước đàn cừu, đối thoại trước đám rước ảnh Đức Mẹ… Bao giờ Sancho cũng tỉnh táo. Sự vật, hiện tượng đều được bác đọc đúng lên của nó. Trong khi đó, Don Quyxote thì luôn đưa hiện thực ấy vào trong thế giới hiệp sĩ hoang đường của mình, rốt cuộc, ảnh Đức Mẹ được xem là một công chúa bị bắt cóc, hai đàn cừu được xem là hai đạo quân dang chuẩn bị giao chiến…

         Các tình huống đó, theo Don Quyxote hoặc là có sự can thiệp của các pháp sư độc ác hoặc là một thế lực khổng lồ xấu xa nào đó đang gây hấn với con người tử tế cần phải tiêu diệt. Thế là, không quản đơn thương độc mã, chàng quý tộc lao vào giúp những người tốt. Rốt cuộc hành động của chàng mang lại sự phá hoại (cừu bị giết, rượu bị đâm thủng) còn bản thân chàng bao giờ cũng bị một trận đòn nhừ tử, thập tử nhất sinh. Trong khi đó, bác giám mã không ngớt lời trách móc chủ vì chẳng chịu nghe lời mình và đôi lúc bi đát quá bác ta lại tự trách mình sao lại ngu ngốc đến mức di làm giám mã cho một kẻ điên rồ như thế.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, sử thi hy lạp
       Don Quyxote cướp chậu cạo râu làm mũ đội. Gặp đoàn tù khổ sai đang bị giải đi, phẫn nộ vì thấy sự tự do của con người bị tước đoạt, Don Quyxote giải phóng cho họ rồi bị chính họ ném đá bị thương khi chàng bắt họ tìm gặp Dulcinea để tán dương công trạng mình.

Câu chuyện Don Quyxote

       Vì việc làm này mà hai thầy trò phải bỏ trốn vào núi, gặp Cardenio điên khùng do bị bạn cướp mất người yêu rồi sau đó tình cờ được đoàn tụ. Cha xứ Pedro Perez và bác phó cạo đi tìm Don Quyxote, đưa chàng về quán trọ, mọi người cùng nghe đọc bản thảo “Truyện anh chàng hiếu kì khờ đại”, cùng nghe Người Tù kể lại chuyện của mình. Don Quyxote lao vào lễ cầu mưa giải thoát cho bức ảnh Đức Mẹ vì cho rằng đấy là công chúa bị bắt cóc. Chàng bị nện nhừ tử. Mọi người phải khênh chàng lên xe bò đưa về nhà.
        Lần ra đi thứ ba của hai thầy trò bắt đầu bằng việc đến thăm nàng Dulcinea. Đấy là một cô thôn nữ xấu xí. Don Quyxote cho là nàng bị phù phép. Trên đường, hai thầy trò gặp nhà quý tộc Don Diego với triết lí sống an nhàn. Don Quyxote phản đối cách sống ấy bằng cách chặn đoàn xe chở sư tử lại, bắt mở cửa để mình đánh nhau với sư tử. Con sư tử chui ra giương mắt nhìn rồi lại chui vào. Don Quyxote chiến thắng.
       Sau khi thực hiện vài chiến công nữa, thầy trò Don Quyxote gặp vợ chồng Công tước, những người đã đọc Don Quyxote (tập một) nên biết chuyện của hai thầy trò. Họ bày trò mua vui cho Sancho Panza làm Thống đốc đảo. Bác giám mã tỏ ra rất tài ba, công bằng khi cai trị. Song vì bị biến thành trò cưòi, hai thầy trò cảm thấy mất tự do nên quyết chí bỏ đi. Đến Sarahgossa, hai thầy trò gặp đám thanh niên chán cuộc sống thành thị tụ tập làm mục đồng. Đến Barcelona, họ gặp tướng cướp cao thượng Roque, rồi gặp nhà quý tộc Antonio, Sancho bị mang ra chơi trò tung hứng…
       Cậu tú Sansón Carrasco, muốn cứu Don Quyxote, bèn giả trang thành hiệp sĩ Vầng trăng bạc thách dấu Don Quyxote với điều kiện, người thua sẽ không được phép di làm hiệp sĩ nữa. Don Quyxote bị đánh ngã, phải trở về nhà, không lâu sau thì qua đời.