Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Thần thoại về các thành bang

Thành bang (Etat-cité) là hình thức tổ chức xã hội quan trọng của người Hi Lạp. Loại thần thoại này là sự nhận thức của con người về vị trí của mình trong quan hệ với thế giới tự nhiên. Các chuyện thần thoại loại này giải thích nguồn gốc các thành bang, giải thích các phong tục tập quán, lễ nghi xã hội của mỗi đô thành. Nó tạo cho con người niềm tự hào, sự gắn bó với quê hương xứ sở nơi nó sinh ra. Nó cho thấy con người xuất hiện ở đây đã thuộc vào một giai đoạn phát triển cao hơn trước đó. Con người trong các thành bang thuộc một hình thức tổ chức xã hội cao hơn. Mỗi thành bang như vậy đều có một vị thần bảo trợ. VỊ thần bảo trợ càng có uy tín lớn thì vị trí của thành bang đó càng được tôn vinh. Từ đó, sự ngưỡng mộ, sự tôn kính đối với các vị thần bảo trợ thành bang cũng chính là tình cảm đối với quê hương đất nước. Nó tạo ra sự nhận thức về cộng đồng, về xã hội thành bang. Thần thoại về thành bang Athen (bây giờ là thủ đô của Hi Lạp) là một ví dụ. Đô thành này tôn thờ nữ thần Athena. Athena là nữ thần công lí, trí tuệ, nữ thần của chiến công và vinh quang, nữ thần của các nghề thủ công. Nữ thần này không do mẹ sinh ra mà sinh ra từ đÂu của Zeuz. Câu chuyện này mang niềm tự hào của ngưòi dân Athen nói riêng và của cả xứ sở Attic nói chung: họ có truyền thuyết nói về họ. Đó là “những người dội đất mà lên Như vậy, thần thoại về các thành bang còn góp phần lí giải nguồn gốc con người nơi các thành bang ấy.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì