Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
         Lưỡng hóa (hay Lưỡng diện) là bút pháp độc đáo của Cervantes dùng để khắc hoạ nhân vật trong Don Quyxote. Trước hết, nó được thể hiện qua cặp thầy trò Don Quyxote và Sancho Panza.         Về ngoại diện, nếu Don Quyxote cao lêu nghêu, gầy sắt seo thì bác giám mã lại béo phị, lùn tịt. Don Quyxote cưỡi ngựa, Panza cưỡi lừa. Don Quyxote trang bị vũ khí toàn thân, Panza ung dung trên lưng lừa với bÂu rượu, về sinh hoạt thì theo lời Don Quyxote: “Ta thức thì anh ngủ, ta khóc thì anh hát, ta phát ốm vì không ăn được, còn anh thì ăn đến nỗi nghẹn thở”. Từ những khác biệt này nên hành động và ý nghĩa hành động của họ cũng khác nhau.

Nghệ thuật “lưỡng hóa” của Cervantes

         Don Quyxote luôn sống trong thế giới ảo mộng của mình, làm những việc điên rồ thì Sancho Panza lại luôn tỉnh táo và không chịu tham gia vào các hành động mà chủ bác cho là hành động phi thường. Như thế, Don Quyxote là con người phi thực tế còn giám mã Panza là con người thực tế. Don Quyxote lên đường hành hiệp là vì lí tưởng nhàn văn cao đẹp: dẹp yên mọi bất bằng, mọi điêu xấu xa mang lại tự do, bình đẳng hạnh phúc cho mọi người. Trong khi đó, Panza đồng ý làm giám mã cho Don Quyxote là chí vì ước mơ được cai trị một hòn đảo nếu ngày kia chú của bác lập được chiến công.
       Tuy được xây dựng theo lối tương phản song về bản chất hai thầy trò Don Quyxote là cặp tính cách, ngoại diện bổ trợ nhau. Có thể xem hai người được tách ra từ một người để soi sáng các phẩm chất tốt xấu của nhau. Do vậy, xuyên suốt tác phẩm, cặp nhân vật này luôn ở trong tư thế đối thoại. Họ đối thoại với nhau trước những chiếc cối xay gió, đối thoại trước đàn cừu, đối thoại trước đám rước ảnh Đức Mẹ… Bao giờ Sancho cũng tỉnh táo. Sự vật, hiện tượng đều được bác đọc đúng lên của nó. Trong khi đó, Don Quyxote thì luôn đưa hiện thực ấy vào trong thế giới hiệp sĩ hoang đường của mình, rốt cuộc, ảnh Đức Mẹ được xem là một công chúa bị bắt cóc, hai đàn cừu được xem là hai đạo quân dang chuẩn bị giao chiến…

         Các tình huống đó, theo Don Quyxote hoặc là có sự can thiệp của các pháp sư độc ác hoặc là một thế lực khổng lồ xấu xa nào đó đang gây hấn với con người tử tế cần phải tiêu diệt. Thế là, không quản đơn thương độc mã, chàng quý tộc lao vào giúp những người tốt. Rốt cuộc hành động của chàng mang lại sự phá hoại (cừu bị giết, rượu bị đâm thủng) còn bản thân chàng bao giờ cũng bị một trận đòn nhừ tử, thập tử nhất sinh. Trong khi đó, bác giám mã không ngớt lời trách móc chủ vì chẳng chịu nghe lời mình và đôi lúc bi đát quá bác ta lại tự trách mình sao lại ngu ngốc đến mức di làm giám mã cho một kẻ điên rồ như thế.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, sử thi hy lạp