Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
         Giai đoạn lịch sử kéo dài khoảng từ thế kí XIV đến thế kỉ XVI ở châu Au được biết đến với cái tên Phục hưng. Trong tiếng Anh, thuật ngữ Phục hưng là Renaissance, trong tiếng Italia là Renascita.

Lịch sử văn học thời kỳ phục hưng

          Sau thời cổ đại của Hi Lạp, đặc biệt sau khi Thiên chúa giáo ra đời vào thế kỉ thứ nhất, sự lớn mạnh của nhà nước phong kiến và Giáo hội đã đặt ra những chuẩn mực mới cho châu Âu. Theo đó, con người và cái tôi cá nhân từng được văn học cổ đại đề cao bị rơi xuống hàng thứ yếu. Chiếm lĩnh vị trí độc tôn là hình ảnh của một vị chúa toàn năng hoặc một đức vua quyền uy trên ngai vàng. Con người trở nên vô cùng nhỏ bé. Vì lẽ này nên văn học được giao cho nhiệm vụ chủ yếu là tập trung ca ngợi vua chúa. Người anh hùng, mẫu người lí tưởng của thời đại, là người chỉ biết phụng sự chúa và vua đến hơi thở cuối cùng…
         Thực trạng trên kéo dài khoảng mười thế kỉ. Các nhà nghiên cứu gọi giai đoạn này là thời kì Đêm trường Trung cổ. Văn học không hề đạt được thành tựu nào đáng kể. Cho đến khi khoa học kĩ thuật phát triển, sản xuất thương mại được đẩy mạnh, châu Âu tăng cường quan hệ trong phạm vi các quốc gia thuộc châu lục và mở rộng ra nhiều châu lục khác, nhờ thế các học giả châu Âu mới có điều kiện thay đổi cách nhìn. Họ hoài nghi về các tín điều được răn dạy trong Kinh thánh và muốn xác lập những nguyên tắc sống mới. Nguyên tắc ấy lấy con người làm đối tượng dể ngợi ca.
Điều đó đã từng được người Hi Lạp cổ đại thực hiện. Vì vậy, châu Âu dấy lên phong trào học tập cổ đại. Họ xem các giá trị nhân văn ấy làm tiêu chuẩn cho kỉ nguyên mới. Kỉ nguyên này được gọi là kỉ nguyên Phục hưng. Có nghĩa khôi phục lại văn hóa, tư tưởng nhân vãn Hi Lạp cổ đại và phát triển nó cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Khái niêm này còn được sử dụng với nghĩa làm mới và sống dậy ngay chính mảnh đất hoang tàn vì những giáo diều của quân quyền và thần quyền.
        Phong trào Phục hưng ra đời trên cơ sở của sự phát triển mạnh mê khoa học kĩ thuật. Tiêu biểu nhất là bước đột phá trong lĩnh vực thiên vãn học. Nicolas Copernic (1473 – 1543), nhà thiên văn học lỗi lac người Ba Lan đã đưa ra và chứng minh thuyết phục thuyết Nhật tâm. Theo đó Mặt Trời là trung tâm của Thái dương hệ. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Cái nhìn khoa học này đã đả phá mạnh mẽ quan điểm Thiên Chúa giáo khi nhà thờ cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Chúa là trung tâm của Trái Đất. Một khi Trái Đất không còn là trung tâm vũ trụ thì Chúa cũng không còn là vị chú tể độc tôn. Điều này đã mở đường cho nhận thức khác về vai trò và giá trị của con người. Dần dần con người được xem xét như là chủ nhân của địa cÂu và hạnh phúc của con người là hanh phúc đích thực trên trần thế chứ không phải là cõi thiên đường vợi kia.