Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
       Gồm các truyện kể về quá trình ra dời và phát triển của bốn gia hệ thần. Đây là cách giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải thích quá trình hình thành, vận dộng và phát triển của vũ trụ. Bên trong lớp vỏ thần thoại và các quan niệm, cách giải thích có vẻ đơn giản, lại là một cách nhìn biện chứng về sự phát triển của vũ trụ từng bước từ thấp dến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.        Chất keo kết dính mọi hiện tượng và thúc đẩy sự vân hành, phát triển của vũ trụ qua hình ảnh các thần trong bốn gia hộ là Eros – vị thần Tình yêu – có the hiểu là lực vũ trụ nội sinh, là quy luật liên kết vũ trụ, quy luật vận động và phát triển của vật chất. Sự ra đời của các gia hệ thần, của bản thân các thần không mang tính chất ngẫu nhiên mà mang tính quy luật. Với sự nhận thức như vây, con người Hi Lạp tin vào bản thân nhiều hơn. Trong vũ trụ bao la này, con người không cô độc, con người sống trong sự che chở đùm bọc của các thần và được nuôi dưỡng trong thế giới của Eros.

Thần thoại về các gia hệ thần

       Eros mang một chiếc cung với hai bao tên: một bao dựng những mũi lên dệt tình yêu và một bao tên để phá đi tình yêu, tức là mang sức mạnh tác thành và huỷ diệt. Còn trong thần thoại Ân Độ, vị thần tình yêu tên là Kama, vị thần này sử dụng một vũ khí rất đặc trưng của xứ sở Ân Độ. Thần Kama dùng một cánh cung bằng mía – dây cung bằng dàn ong mật – mũi tên bằng hoa xoài kết lại, vũ khí đó là tinh hoa của Đất, của Trời. Như vậy, bên cạnh con người, bao giờ cũng có thần thánh. Thần thánh dạy cho con người biết cái hay cái đẹp, dạy cho con người hướng thiện.

        Người Hi Lạp trong suốt chặng đường lịch sử của mình dã xây dựng nhiều dền thờ miếu mạo không ngoài việc tôn vinh các thần và nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống. Thế giới thần linh mà họ thiết lập năm trên dính Olimpus quanh năm mây phu và luôn luôn chói ngời ánh sáng. Thế giới đó không cách xa con người trần thế. Điều này cũng giống như thắng địa Linh Thứu tại núi Linh Sơn nơi Phật tổ tu hành hay là Bổng Lai ngoài biển khơi, nơi tu hành của thế giới Tiên, Phật trong quan niệm phương Đông. Điều đó có nghĩa là sự sáng tạo ra thế giới các thần là ước mơ vươn tới cái thiện cái mĩ trong quá trình tự hoàn thiện mình của con người. Thế giới trong quan niệm của người Hi Lạp cổ đại là luôn luôn vận động.

        Điều này được ghi nhận qua sự gia tăng không ngừng số lượng các vị thần cũng như các chức năng mà các vị thần đảm nhiệm. Mỗi vị thần ra đời, một trọng trách mới mà vị thần đó đảm nhiệm thể hiện một phạm vi hiểu biết được mở ra, giới hạn hiểu biết và nhận thức của con người được mở rộng. Do đó thần thoại về các gia hệ thần gắn với năng lực khám phá giải thích của người Hi Lạp về thế giới tự nhiên xung quanh và về bản thân xã hội mà con người là thành viên. Từ đó, thế giới đối với người Hi Lạp là giải thích được, là nhận thức được. Điều đó cũng có nghĩa là thế giới trong đó con người sống là cải tạo được theo ý muốn của con người để phục vụ cho con người. Loại thần thoại này không làm con người bé di, không làm cho con người phải run rẩy sợ hãi mà trái lại nó chắp cánh cho con người vươn lên làm chủ tự nhiên. Thế giới của các thần cũng là thế giới của ước mơ và khát vọng hướng về chân, thiện, mĩ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, sử thi hy lạp