Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
    Sau cú ngã khủng khiếp kia, sau những lời than vãn đầy trách móc, gây cười của Sancho, Don Quyxotekhông chấp nhận sự thất bại của mình. Chàng tìm lí do đổ biện minh cho thất bại đó. Điều này không khó vì trong cái dÂu ngồn ngộn chuyện hiệp sĩ phiêu lưu kia, Don Quyxote dề lìm ra lời giải thích: “chuyện chinh chiến thường biến hoá khôn lường chứ không như các chuyện khác”.

Lạc quan – tính cách nhân vật của Don Quyxote

    Khả năng biến hoá ấy là do tác nhân bên ngoài, xuất phát từ thế lực siêu phàm thù nghịch: các pháp sư, cụ thể là Frcston – pháp sư đã đánh cắp thư phòng, “bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió dể tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng”, vẫn biết các pháp sư có quyền năng vô hạn song không vì thế mà chàng hiệp sĩ chịu khuất phục. Bản lĩnh của Don Quyxote được tôn vinh khi khẳng định “các pháp thuật xấu xa của lão cũng sẽ không thể nào đối chọi được với thanh kiếm lợi hại của ta”.

     Bản lĩnh của tinh thần nhân vật Phục hưng thổ hiện rõ ở điểm này: thất bại không hề làm trang hiệp sĩ nản chí. Hơn thế nữa, con người Don Quyxote luôn luôn lạc quan và luôn củng cố niềm tin của mình qua sách vờ, qua tình nhân, và thậm chí là qua cá khát vọng làm nở mặt nở mày về con cái ở tương lai. Don Quyxote nhớ lại những trang sách miêu tả một hiệp sĩ Tây Ban Nha, bị gãy gươm trong một trận dấu giống như mình vừa gãy giáo, bèn nhổ một cây sổi làm vũ khí, giết chết nhiều kẻ dịch nên được tặng biệt hiệu Hiệp sĩ diệt dịch, “Về sau, con cháu của chàng cũng mang tên đó”. Don Quyxote muốn noi theo gương ấy và dự định “nếu gập một cây sồi, ta cũng sẽ lấy thân cây làm vũ khí như chàng hiệp sĩ Tây Ban Nha kia”…

    Nhưng tại thời điểm Don Quyxote ngây ngất trong vòng hào quang rực rỡ của trí tưởng tượng ấy, thì bác giám mã thực dụng lại ngắt ngang lời, đưa ông chủ quay về với hiện thực bi đát: “Nhưng kìa, ngài ngồi thẳng lại một chút chứ, vì tôi thấy hình như ngài hơi vẹo sang một bên, chắc là do bị ngã lúc nãy”. Quả là khát vọng “nhổ cây sồi làm vũ khí” thì không thể nào được thực hiện bởi một người vừa mới đánh nhau với cối xay gió, thua trận ngã đến “vẹo” người di. Bằng cách đặt liền kề các sự vật hiện tượng với dụng ý tương phân để tạo tiếng cười, Cervantes đã cho thấy sự trái khoáy giữa ước mơ và thực tiễn của chàng hiệp sĩ. Ước mơ của Don Quyxote sỗ không bao giờ thành hiện thực, bới thực tiễn thì luôn tồn tại những bất ngờ, ngang trái.