Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
     Đây là đoạn độc thoại thứ năm, trong tổng số tám lần độc thoại của Hamlet:

Đoạn độc thoại thứ năm của Hamlet

     Ám muội dù đem cả Trái Đất mà lấp liếm đi, rồi cũng sẽ hiển hiện ra trước mắt con người”. Quả thật, về sau Hamlet biết được Claudius là thủ phạm. Cũng thế, chỉ dựa vào độc thoại thì ta mới rõ khi nào thì Hamlet mới thực sự bắt tay vào hành động? Ta thấy, khi xuất hiện, Hamlet lập tức hành động (tranh luận với Claudius và Hoàng hậu, đi theo hồn ma…) nhưng đấy là những hành động nhận thức chứ chưa là hành động báo thù và dựng xây. Phải đến cuối độc thoại thứ tám, tức độc thoại cuối cùng, khi lòng chàng không còn băn khoăn vướng bận nữa thì chàng mới chính thức bắt tay vào hành động.

     Vậy nên suốt 57 trang còn lại của văn bản ta không tìm thấy bóng dáng độc thoại nào nữa của Hamlet. Câu nói có tính quyết định ấy là, “Ôi! từ giờ phút này, ý nghĩ ta phải đẫm máu, nếu không thì chẳng có giá trị gì!”. Để có được quyết tâm dứt khoát đó, Hamlet đã nhận thức ra hai vấn đề: danh dự của gia đình và thời đại bị xúc phạm nghiêm trọng. Cha bị sát hại, mẹ bị cám dỗ; còn thời đại đảo đxiên thì được hiện hình trong cuộc chiến vô nghĩa của quân đội Fortinbras với người Ba Lan, “khi danh dự bị xúc phạm thì chỉ cần một việc như cái rơm cái rác cũng ra tay. Ta có thể chịu đựng được nỗi cha bị sát hại, mẹ bị ô nhục, lí trí ta, máu ta sôi sục mà đành dê mọi việc ngủ lãng đi sao? Ta hổ thẹn thấy hai vạn sinh linh sắp lao vào cõi chết, chỉ vì một ảo tưởng, một trò đùa của danh vọng, dấn thân xuống nấm mồ như đi vào giường ngủ, chiến đấu chỉ vì một mảnh đất quá nhỏ bé, chẳng cần phải mang một số đông quân sĩ như thế để xâm chiếm nơi chẳng đủmồ dấp diếm cho những kẻ trận vong”. Từ độc thoại này ta thấy nổi khát khao dẹp bằng mọi thứ kệch cỡm phi nhân tính ở Hamlet lớn nhường nào. Cũng nhờ quan sát cuộc hành quân ấy mà Hamlet dưa ra một nhận dịnh mang tính tiên tri: Chiên tranh “là cái ung nhọt quá căng đầy của cải và thái bình, nó vỡ mủ bên trong chẳng lộ ra ngoài, nên khó biết tại sao con người lại chết”. Ba thế kỉ sau, thế kỉ XX, Đức Quốc xã được các sử gia xem là cái ung nhọt giữa lòng Châu Au cường thịnh.

     Tính hiện đại của Hamletcòn được kiểm chứng qua nhận xét rất sắc sảo của Hamlet với Horatio về quần chúng lao động, “thề có Chúa đấy, ba năm nay tôi đã để ý thấy rằng thiên hạ ở thời buổi này càng ngày càng tinh khôn ra; ngón chân của người dân quê cứ lướt sát bên đôi hia của viên đại thần,nỗi rồi đây ngón chân ấy sẽ chọc thủng gót chân kia”. Và rồi Đại Cách mạng Pháp nổ ra (1789), tiếp theo là Công xã Paris (1871), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và cả cuộc Cách mạng Mùa thu 1945 ở Việt Nam… Tất cả cho thấy lời tiên tri của đại văn hào Shakespeare đã trở thành sự thật.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, văn học phương tây