Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
      Để làm được điều đó, tác phẩm nghệ thuật phải được viết bằng “lời văn giản dị mà điêu luyện”, “không có mắm muối để làm cho câu chuyên thêm đậm đà”, “cách viết phải chân thực, vừa thanh tao, vừa êm ái, đẹp mộc mạc chứ không hào nhoáng”. Còn nếu không tuân thủ nguyên tắc trên mà cứ “cương lên ầm ĩ như số đông dào kép các bạn thường làm, thì thà để thơ ta cho mõ làng rao nghe còn thích hơn”. Chính vì thế nên sức mạnh của nghệ thuật, của người làm nghệ thuật là thực sự vô song. Hamlet thấu rõ điều đó, “thà rằng sau khi chết đi, bia có khắc những lời phỉ báng còn hơn là trong lúc sống bị bọn này nó bêu riếu xấu xa”.

Shakespeare với nghệ thuật đối thoại lại những quan điểm sai lạc

      Nhà văn cần chịu sự định hướng của các nhà phê bình. Không có phê bình thì không thể có một nền văn học tiến bộ ý kiến của những nhà phê bình nổi tiếng, dẫu chỉ là số ít nhưng bao giờ cũng có giá trị hơn nhiều lần những lời phẩm bình lôm nhôm từ phía những tay kém hiểu biết. Hamlet khuyên, “phải coi trọng lời phẩm bình của những người sành sỏi vì nó có giá trị hơn ý kiến của đám ngu đần kia”.

      Từ những phân tích trên, ta thấy phạm vi phản ánh của Hamlet rất rộng. Phát biểu về chức năng nghệ thuật, Shakespeare đã đối thoại lại những quan điểm sai lạc. Đặc biệt là chạy theo thị hiếu của số đông khán giả có trình độ thấp. Vấn đề này đâu chỉ riêng của thời Shakespeare mà còn là của bao đời.

       Sau cái chết của vua cha, người tượng trưng cho kiểu mẫu lí tưởng Phục hưng, Hamlet bị ném ra bên lề cuộc đời. Mặc dù những kẻ trong cuộc mời mọc, hứa hẹn nhưng chàng hiểu rõ mình không thuộc thế giới của họ. Cuộc chơi của những kết cánh, độc ác, lọc lừa, thủ đoạn… không phải là cuộc chơi của Hamlet. Chàng muốn tìm, muốn trông thấy một thế giới khác. Không phải ngẫu nhiên mà Shakespeare để Hamlet băn khoăn nhiều về ý nghĩa của sự sống và cả cái chết. “Chết”, theo Hamlet, “là ngủ. Không hơn”. Tuy nhiên những ai chọn cái chết khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ (tranh đấu cho lẽ phải) trên đời thì cũng sẽ không có được giấc ngủ bình yên, “Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thân xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này”. Cũng còn một kiểu chết nữa, tuy Hamlet không trực tiếp nói rõ nhưng ta vẫn hiểu, “Con người còn có ra gì, nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị của đời mình vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn. Thật thế”. Do vậy con người cần phải sống. Sống đồng nghĩa với hành động vì lẽ thiện, “Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?. Lẽ tất nhiên, Hamlet sẽ chọn con đường “cầm vũ khí vùng lên”.