Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
     Ta gặp một đặc điểm nữa trong đối thoại giữa hai thầy trò Don Quyxote: đối thoại giữa thực tế và lí tưởng. Don Quyxote là người tuyệt đối tuân theo lí tưởng của mình, cho dù lí tưởng đó kì quặc đến đâu di nữa thì chàng cũng nhất mực tuân theo: “Đúng thế, và ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài”. Lời thú nhận thật thà này lại chính là sự giễu cợt tiểu thuyết hiệp sĩ một cách mạnh mẽ nhất.

Lý tưởng trong nhân vật của Don Quyxote

    Con người dẫu có can đảm đến mấy thì sẽ vẫn phải rên khi bị thương “xổ cả ruột”. Nhưng ớ đây, tiểu thuyết hiệp sĩ lại đi dạy con người ta làm trái với quy luật tự nhiên mà quy luật đó được bác giám mã hồn nhiên thừa nhận: “Còn tôi, có thể xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay, trừ phi cả đến giám mã của hiệp sĩ giang hồ cũng bị cấm không được rên rỉ”.

     Tính dối thoại trong ngôn từ đối thoại này của hai thầy trò cũng góp phần kiến tạo nhiều diện mạo tâm lí khác nhau. Mục đích cuối cùng là đưa nhân vật và cả người đọc vào cái kết thúc vui vẻ, quên đi nổi đau thể xác, hoà vào tiếng cười lạc quan: “Tính chất phác của giám mã làm Don Quyx0te không nhịn được cười và lão bảo Sancho cứ việc rên la lúc nào và thế nào cũng được, dù muốn hay không, vì cho tới nay lão chưa đọc thấy có chuyện cấm đoán như thế bao giờ”.

     Tuy nhiên, cũngcần lưu ý đến tính thống nhất giữa các mặt dối lập này. Vì suy cho cùng Don Quyxote và Sancho Panza, mỗi nhân vật đểu điển hình cho một nét tính cách của con người: thực tế – lí tưởng, tốt – xấu… mà nếu thiếu chúng thì con người khó có thể tổn tại một cách thăng bằng trên cuộc đời. Vì lẽ đó, cập đôi nhân vật này có sức bổ trợ lớn lao, không thể thiếu vắng trong việc hình thành nên một diện mạo con người đúng nghĩa với biết bao nét tính cách tích cực, tiêu cực. Mà lẽ sống chân chính là phải kìm hãm những xấu xa, phát huy những mặt tốt đẹp để cuộc sống, xã hội ngày một thấm đẫm giá trị nhân văn hơn.

       Quay lại cuộc chiến với cối xay gió, nếu phần đầu, Don Quyxote nhìn thấy những tên khổng lồ độc ác (cối xay gió), giao chiến với chúng và bị thất bại bởi pháp sư (Freston) và cuối cùng là noi gương theo các hiệp sĩ trong tiểu thuyết (không rên la), thì trước sau chàng hiệp sĩ tài ba vẫn nhất quán trong vai trò hành hiệp của mình. Người đọc có thểcười vì biểu hiện điên rồ của Don Quyxote nhưng không một ai không kính trọng bản chất hành động của chàng: vì công bằng, tự do, hạnh phúc cho bất kì ai bị áp bức. Vì thế lí tưởng nhân vãn ấy sẽ luôn tỏa sáng khi trên Trái Đất còn bất công ngang trái.