Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
      Tuy nhiên không một ai có thể nói là mình đã hiểu hết Hamlet. Nếu ở thế kỉ XVII, – XVIII, người ta thiên về cách hiểu Hamlet là “bi kịch ngai vàng” hay “bi kịch trả thù đẫm máu”… thì sang thế kỉ XIX, XX người ta thiên vềý nghĩa xã hội của vở kịch hơn. Puskin dặt Hamlet trong nguyên tắc xây dựng nhân vật của Shakespeare, “Những nhân vật do Shakespeare xây dựng không phải là một bản chất như ở Môlie, không phải là điển hình cho một dục vọng nào đó, một thói hư tật xấu nào đó, mà là những con người sinh động (…) phơi bày ra trước mắt người xem những tính cách đa dạng của họ”.

Nguồn gốc cái bi của Shakespeare nằm trong những mâu thuẫn

      A. Smernov khẳng định “sự vĩ đại và tính sâu sắc trong tư tướng Shakespeare quy tụ lại ớ chỗ ông không biến những người anh hùng nửa thẩn thoại của cái quá khứ đã qua di không bao giờ trở lại đó thành những kẻ đối địch thực sự và tích cực của những con người xảo trá hiện đại, mà đó là những người chiến sĩ chân thực có sức sống mạnh mẽ chống lại điều ác một cách dũng cảm và quên mình vừa bằng việc làm, vừa bằng suy nghĩ, nhân danh những lí tưởng nhân vãn chủ nghĩa, những lí tương này xa lạ đốivới thế giới phong kiến cũng như thế giới tư bản chủ nghĩa”.

       Họ là Hamlet, Othello, Lear… những chiến sĩ quả cảm. Vậy nên dẫu cho rằng giai đoạn hai trong sự nghiệp sáng tác của Shakespeare (từ 1600 đến 1609) có xuất hiện chủ nghĩa bi quan, nhưng A. Smirnov ghi nhận, “những thứ chủ nghĩa bi quan sa đọa dẫn đến sự ngao ngán chán chường và từ chối đấu tranh là hoàn toàn xa lạ với Shakespeare”. A. Anikst, một học giả có uy tín khác của Nga, giải thích, “Nguồn gốc cái bi của Shakespeare nằm trong những mâu thuẫn của sự phát triển xã hội, trong cái giá đẫm máu khủng khiếp mà loài người phải trả để có được tiến bộ xã hội, nhưng dẫu có phải trả một giá đắt như thế thì vẫn không glành được hạnh phúc cho toàn thể loài người”.

       Ông phủ nhận yếu tố định mệnh, siêu nhiên trong kịch của Shakespeare nói chung và Hamlet nói riêng, “Trong bi kịch Shakespeare, không có chỗ cho định mệnh hay một lực lượng siêu nhiên nào khác giáng tai họa xuống con người. Nguồn gốc duy nhất của những cái bi trong bi kịch của ông là điều ác do con người tạo ra cho người khác hay bản thân mình bằng hành động của chính mình”. Lí giải sâu hơn bản chất bi kịch của Shakespeare, A. A. Anikst viết tiếp, thời Phục hưng “con người có được tính toàn vẹn và toàn thể trong tính cách nhưng đồng thời khi ấy cuộc đời lại bắt đầu buộc phải từ chối ngay những đức tính đó, phải thôi không còn là họ nữa (…)

       Những khái niệm mà họ sẵn có về cuộc đời không còn phù hợp với hiện thực nữa. Cuộc đời và con người trỏ’ thành những điều không đoán định được (…) Đặc điểm của bi kịch Shakespeare là sự biểu hiện cực kì rõ ràng những mâu thuẫn đối kháng, nhưng kết thúc của chúng lại rất mơ hồ. Không một xung đột bi kịch nào được giải quyết đến mức có thể đưa ra những câu trả lời duy nhất, rõ ràng cho toàn bộ những câu hỏi đã được nêu lên trong cuộc đấu tranh của nhân vật với hoàn cảnh và với bản thân. Không có một nền luân lí tích cực nào, không có những kết luận chứa đựng một bài học rõ rệt nào thể hiện trong kết thúc những bi kịch của Shakespeare. Đó là kết quả của tình trạng nhận thức tất yếu nằm ở cơ sở của thế giới quan bi kịch trong Shakespeare”