Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
       Tính lưỡng diện ở cặp nhân vật này được khai thác trên hai mặt: người tỉnh táo, kẻ điên rồ. Suy nghĩ, hành động và cách nói năng của họ vì thế luôn tạo nên sự đối nghịch. Sự đối nghịch này khiến chúng ta cười.          Song không chí cười sự điên rồ của Don Quyxote mà còn cười cả sự tỉnh táo của bác giám mã. Điểm mấu chốt ở đây là tại sao biết chủ bất bình 1 thường mà Sancho vẫn không chịu từ bỏ, quay về làm ruộng sinh sống?

Tính cách của nhân vật Don Quyxote

        Thì ra tuy biểu hiện bề ngoài có khác nhau song về bản chất cả hai thầy trò đều giống nhau: cùng sống trong thế giới mộng tưởng của mình. Don Quyxote thì quá điên rồ, thế giới thực không còn là thế giới thực. Nhìn đâu, chàng cũng thấy nhan nhản khổng lồ xấu xa. Sancho Panza thì chẳng hề điên rồ nhưng bác không sống cho thực tại mà chỉ dốc hết sức vì tương lai: thống đốc một hòn đảo như lời hứa của chủ. Cứ thế một thấp một cao, một điên một tỉnh, một can đảm một nhát gan,… ngất ngưởng dọc ngang hết đồng bằng, thành thị đến rừng núi, trang trại của Tây Ban Nha. Sẽ là khuyết thiếu về phương diện tính cách nếu không có sự tham gia của một trong hai nhân vật này. Được khắc hoạ trong thế đối lập song hai thầy trò là hai nét tính cách khó có thể tách rời nhau.
         Bản thân nhân vật Don Quyxote cũng được xây dựng theo lối lưỡng diện. Bi kịch của Don Quyxote, như nhiều nhà nghiên cứu đã dề cập, là bi kịch của một con người gầy còm, yếu ớt lại mang khát vọng lớn lao nên suốt đời chẳng thể nào biến được mơ ước thành hiện thực. Tuy nhiên, tính lưỡng diện bộc lộ rõ nhất là qua các trạng thái điền và tính của Don Quyxote. Nếu xét trên bề mặt, câu chuyện về chàng hiệp sĩ là chuyện về một con người bất bình thường song nếu hiểu ở tầng sâu của ngữ nghĩa, hình tượng thì Don Quyxote chẳng điên rồ chút nào. Từ một chàng quý tộc nghèo, không vợ con, sống cuộc đời thanh bạch, chỉ có ti một đam mê duy nhất là tiểu thuyết hiệp sĩ, bỗng nhiên con người xấp 2 xỉ ngũ tuần ấy nảy ra ý đồ đi phiêu lưu “làm những việc mà các trang hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi”.
       Như thế, sự điên rồ của Don Quyxote được thể hiện ở chỗ thời Phục hưng không có và không cần phương thức giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng con đường hiệp sĩ song Don Quyxote dùng phương pháp cũ kĩ, lỗi thời đó làm giải pháp xã hội nên chàng khiến chúng ta buồn cười.
       Nhưng Don Quyxote lại tỉnh ở chỗ “bênh vực kẻ hèn yếu”, “đì tìm tự do, hạnh phúc” và “công bằng”. Thì ra thời Phục hưng sáng ngời tư tưởng nhân văn ấy lại vẫn còn những kẻ xấu xa chuyên đi áp bức người khác. Thêm nữa, hành dộng chân chính của các hiệp sĩ thời Trung cổ thì không phải lúc nào cũng vô nghĩa, đáng cười. Do vậy, Don Quyxote không phải không có lí khi lên đường hành hiệp.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì