Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
       Tính đối thoại còn được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ của Hamlet khi chàng giả điên. Nếu đối thoại của người tỉnh thì thường là xảo trá, ngoa ngôn, ích kỉ, thì đối thoại của người điên Hamlet lại rất tỉnh:

Tính đối thoại khi Hamlet giả điên

       “Hamlet…. Các bạn ơi, các bạn đã lảm gì phật ý nữ thần May mắn để đến nồi bị nàng đày đọa đến chốn ngục thất này?

        Guỉldenstern: Thưa điện hạ, ngục thất?

        Hamlet: – Chính nước Đan Mạch này là một ngục thất.

        Rosencrantz: – Thể thì thể giới cũng là một ngục thất.

       Hamlet: – Một ngục thất nít tốt, trong đó có biết bao nhiêu là gông cùm, hầm giam và ngục tôi; má Đan Mạch là cái ngục thất đáng ghê tởm nhất.

         Rosencranĩi: – Thưa điện hạ, chúng tôi không nghĩ như thế.

        Hamlet: – Vậy thì nó không phải là ngục thất đối với các bạn, bởi vì chẳng có gì là hay, chẳng có gì là dở, mà chỉ là ta nghĩ thế nào thì hóa ra như thế ấy thôi. Đối với tôi thì nó chính là một ngục thất. ”

         Chỉ có giả điên thì Hamlet mới có thể nói thẳng những điều mà người bình thường không dám nói. Cũng qua dối thoại giữa Hamlet và ýcác nhân vật khác, Shakespeare cho biết quan niệm của mình về kịch.

          Một vở kịch hay của thời đó và cả trước đó thì phải có tính bạo lực,“nếu anh soạn kịch và anh diễn viên không giở đấm giở đá ra với nhau thì vở kịch ấy chẳng đáng được lấy một xu”.  Shakespeare khôngtán thành điêu đó. Xuất phát từ quan niệm văn chương là vũ khí sắc bén trong việc đấu tranh chống cái xấu, Shakespeare đưa vào Hamlet đoàn kịch với vở diễn Vụ mưu sát Gomago và thông qua Hamlet, Shakespeare cho thấy sức mạnh của nghệ thuật.

         Bằng kênh thẩm mĩ, nghệ thuật gây xúc cảm tâm hồn khiến tình cảm suy nghĩ thật của con người dễ bộc lộ ra hết. Hamlet giả điên giòi đến thế nhưng khi xem kịch, chàng bỗng giật mình và thầm nhú, “ôi, ta thật là một kẻ vô lại, một tên nô lê đớn hèn! Kì quái thay, kép hát chỉ là trong một vớ tuồng không thực, trong tình cảm giả tạo mà sao có thể buộc được tâm hồn hòa theo trí tưởng tượng đến nỗi mặt mày xanh xám, dòng lệ tuôn rơi, thần sắc hoảng loạn, lời nói đứt quãng, mọi cử chỉ đều khớp với mình? (…) Ta nghe nói những kẻ có tội, ngồi xem diễn kịch, trước nghệ thuật tinh vi của sân khấu, thường xúc động đến tận tâm can mà bộc lộ hết hành vi ám muội của mình. Vì tội sát nhân, tuy không có lưỡi, nhưng lại nói ra bằng những cơ quan kì diệu khác”. Từ việc phát hiện ra sức mạnh kì lạ đó, Hamlet mới nảy ra ý định dùng nghệ thuật để khám phá ra tội lỗi của Claudius. Chàng đã thành công. Claudius đích thị là kẻ giết cha chàng. Hồn ma đã nói đúng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì