Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
     Đây là đoạn độc thoại thứ năm, trong tổng số tám lần độc thoại của Hamlet:

Đoạn độc thoại thứ năm của Hamlet

     Ám muội dù đem cả Trái Đất mà lấp liếm đi, rồi cũng sẽ hiển hiện ra trước mắt con người”. Quả thật, về sau Hamlet biết được Claudius là thủ phạm. Cũng thế, chỉ dựa vào độc thoại thì ta mới rõ khi nào thì Hamlet mới thực sự bắt tay vào hành động? Ta thấy, khi xuất hiện, Hamlet lập tức hành động (tranh luận với Claudius và Hoàng hậu, đi theo hồn ma…) nhưng đấy là những hành động nhận thức chứ chưa là hành động báo thù và dựng xây. Phải đến cuối độc thoại thứ tám, tức độc thoại cuối cùng, khi lòng chàng không còn băn khoăn vướng bận nữa thì chàng mới chính thức bắt tay vào hành động.

     Vậy nên suốt 57 trang còn lại của văn bản ta không tìm thấy bóng dáng độc thoại nào nữa của Hamlet. Câu nói có tính quyết định ấy là, “Ôi! từ giờ phút này, ý nghĩ ta phải đẫm máu, nếu không thì chẳng có giá trị gì!”. Để có được quyết tâm dứt khoát đó, Hamlet đã nhận thức ra hai vấn đề: danh dự của gia đình và thời đại bị xúc phạm nghiêm trọng. Cha bị sát hại, mẹ bị cám dỗ; còn thời đại đảo đxiên thì được hiện hình trong cuộc chiến vô nghĩa của quân đội Fortinbras với người Ba Lan, “khi danh dự bị xúc phạm thì chỉ cần một việc như cái rơm cái rác cũng ra tay. Ta có thể chịu đựng được nỗi cha bị sát hại, mẹ bị ô nhục, lí trí ta, máu ta sôi sục mà đành dê mọi việc ngủ lãng đi sao? Ta hổ thẹn thấy hai vạn sinh linh sắp lao vào cõi chết, chỉ vì một ảo tưởng, một trò đùa của danh vọng, dấn thân xuống nấm mồ như đi vào giường ngủ, chiến đấu chỉ vì một mảnh đất quá nhỏ bé, chẳng cần phải mang một số đông quân sĩ như thế để xâm chiếm nơi chẳng đủmồ dấp diếm cho những kẻ trận vong”. Từ độc thoại này ta thấy nổi khát khao dẹp bằng mọi thứ kệch cỡm phi nhân tính ở Hamlet lớn nhường nào. Cũng nhờ quan sát cuộc hành quân ấy mà Hamlet dưa ra một nhận dịnh mang tính tiên tri: Chiên tranh “là cái ung nhọt quá căng đầy của cải và thái bình, nó vỡ mủ bên trong chẳng lộ ra ngoài, nên khó biết tại sao con người lại chết”. Ba thế kỉ sau, thế kỉ XX, Đức Quốc xã được các sử gia xem là cái ung nhọt giữa lòng Châu Au cường thịnh.

     Tính hiện đại của Hamletcòn được kiểm chứng qua nhận xét rất sắc sảo của Hamlet với Horatio về quần chúng lao động, “thề có Chúa đấy, ba năm nay tôi đã để ý thấy rằng thiên hạ ở thời buổi này càng ngày càng tinh khôn ra; ngón chân của người dân quê cứ lướt sát bên đôi hia của viên đại thần,nỗi rồi đây ngón chân ấy sẽ chọc thủng gót chân kia”. Và rồi Đại Cách mạng Pháp nổ ra (1789), tiếp theo là Công xã Paris (1871), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và cả cuộc Cách mạng Mùa thu 1945 ở Việt Nam… Tất cả cho thấy lời tiên tri của đại văn hào Shakespeare đã trở thành sự thật.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, văn học phương tây
      Để làm được điều đó, tác phẩm nghệ thuật phải được viết bằng “lời văn giản dị mà điêu luyện”, “không có mắm muối để làm cho câu chuyên thêm đậm đà”, “cách viết phải chân thực, vừa thanh tao, vừa êm ái, đẹp mộc mạc chứ không hào nhoáng”. Còn nếu không tuân thủ nguyên tắc trên mà cứ “cương lên ầm ĩ như số đông dào kép các bạn thường làm, thì thà để thơ ta cho mõ làng rao nghe còn thích hơn”. Chính vì thế nên sức mạnh của nghệ thuật, của người làm nghệ thuật là thực sự vô song. Hamlet thấu rõ điều đó, “thà rằng sau khi chết đi, bia có khắc những lời phỉ báng còn hơn là trong lúc sống bị bọn này nó bêu riếu xấu xa”.

Shakespeare với nghệ thuật đối thoại lại những quan điểm sai lạc

      Nhà văn cần chịu sự định hướng của các nhà phê bình. Không có phê bình thì không thể có một nền văn học tiến bộ ý kiến của những nhà phê bình nổi tiếng, dẫu chỉ là số ít nhưng bao giờ cũng có giá trị hơn nhiều lần những lời phẩm bình lôm nhôm từ phía những tay kém hiểu biết. Hamlet khuyên, “phải coi trọng lời phẩm bình của những người sành sỏi vì nó có giá trị hơn ý kiến của đám ngu đần kia”.

      Từ những phân tích trên, ta thấy phạm vi phản ánh của Hamlet rất rộng. Phát biểu về chức năng nghệ thuật, Shakespeare đã đối thoại lại những quan điểm sai lạc. Đặc biệt là chạy theo thị hiếu của số đông khán giả có trình độ thấp. Vấn đề này đâu chỉ riêng của thời Shakespeare mà còn là của bao đời.

       Sau cái chết của vua cha, người tượng trưng cho kiểu mẫu lí tưởng Phục hưng, Hamlet bị ném ra bên lề cuộc đời. Mặc dù những kẻ trong cuộc mời mọc, hứa hẹn nhưng chàng hiểu rõ mình không thuộc thế giới của họ. Cuộc chơi của những kết cánh, độc ác, lọc lừa, thủ đoạn… không phải là cuộc chơi của Hamlet. Chàng muốn tìm, muốn trông thấy một thế giới khác. Không phải ngẫu nhiên mà Shakespeare để Hamlet băn khoăn nhiều về ý nghĩa của sự sống và cả cái chết. “Chết”, theo Hamlet, “là ngủ. Không hơn”. Tuy nhiên những ai chọn cái chết khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ (tranh đấu cho lẽ phải) trên đời thì cũng sẽ không có được giấc ngủ bình yên, “Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thân xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này”. Cũng còn một kiểu chết nữa, tuy Hamlet không trực tiếp nói rõ nhưng ta vẫn hiểu, “Con người còn có ra gì, nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị của đời mình vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn. Thật thế”. Do vậy con người cần phải sống. Sống đồng nghĩa với hành động vì lẽ thiện, “Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?. Lẽ tất nhiên, Hamlet sẽ chọn con đường “cầm vũ khí vùng lên”.


      Các nhận định, lí giải trên phần nào cho thấy tính chất hiện đại của Hamlet về phương diện nghệ thuật biểu hiện. Trước tiên, đây là vở kịch được xây dựng theo lối kết cấu mở. Không gian kịch diễn ra trên diện rộng, từ triều đình Đan Mạch đến Na Uy rồi sang cả nước Anh, từ đất liền ra biển, từ cung cấm ra đến nghĩa địa có phu dào huyệt, linh mục…; từ thế giới người sống sang thế giới của hổn ma… Có thổ nói, bất cứ kiểu không gian nào mà con người có thể tướng tượng đều có cả trong Hamlet.

Tính triết lí của ngôn ngữ trong Hamlet luôn tồn tại

        Thời gian cũng vậy. Thời gian cứ dàn trải theo mạch pháttriển của các sự kiện, biến cố mà không có sự hạn chế, áp dụng biện pháp nghệ thuật kịch trong kịch (Vụ mưu sát Gonzago) Shakespeare như xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ và hiện tại thông hành vi tội lỗi: mưu sát vua. Bên cạnh đó Shakespeare còn sử dụng thuật đảo ngược thời gian (chuyện Hamlet đánh tráo bức thư gửi vua Anh đề nghị giết chàng xảy ra trước khi Hamlet xuất hiện lại ở Đan Mạch và kể cho Hôraxiô nghe) nhằm tăng thêm các sự kiện biến cố cho thời gian trình diễn hạn hẹp của một vở kịch. Như thế, thời gian sự kiện của kịch được chú trọng mở rộng. Đây là đặc điểm nghệ thuật mà các nhà soạn kịch hiện đại rất quan tâm.

       Tính hiện đại của Hamlet còn được thể hiện ở phương diện ngôn ngữ. Vở kịch là nơi quy tụ rất nhiều kiểu ngôn ngữ. Ngôn ngữ bi kịch đan cài với ngôn ngữ hài kịch, ngôn ngữ thơ lồng trong vãn xuôi, ngôn ngữ bình dân xen lẫn ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ tỉnh, ngôn ngữ điên, độc thoại chen trong đối thoại, lời người chết hòa trong lời người sống… Quả đúng là một gian trưng bày ngôn ngữ độc nhất vô nhị trong làng  kịch. Sức sống ngôn từ của Hamletkhông ở chỗ cấu trúc ngữ pháp và  âm tiết mà ở trong chính nội dung của nó. Qua thời gian, diện mạo con chữ và quy cách ngữ pháp ngôn ngữ của vở kịch không còn phù hợp với thời hiện đại nhưng tính triết lí của ngôn ngữ ấy thì luôn sống mãi cùng nhân loại. Những câu nói, “Tồn tại hay không tồn tại”, “Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà”… thì luôn gần gũi với bao thế hệ, bao người.


       Tính đối thoại còn được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ của Hamlet khi chàng giả điên. Nếu đối thoại của người tỉnh thì thường là xảo trá, ngoa ngôn, ích kỉ, thì đối thoại của người điên Hamlet lại rất tỉnh:

Tính đối thoại khi Hamlet giả điên

       “Hamlet…. Các bạn ơi, các bạn đã lảm gì phật ý nữ thần May mắn để đến nồi bị nàng đày đọa đến chốn ngục thất này?

        Guỉldenstern: Thưa điện hạ, ngục thất?

        Hamlet: – Chính nước Đan Mạch này là một ngục thất.

        Rosencrantz: – Thể thì thể giới cũng là một ngục thất.

       Hamlet: – Một ngục thất nít tốt, trong đó có biết bao nhiêu là gông cùm, hầm giam và ngục tôi; má Đan Mạch là cái ngục thất đáng ghê tởm nhất.

         Rosencranĩi: – Thưa điện hạ, chúng tôi không nghĩ như thế.

        Hamlet: – Vậy thì nó không phải là ngục thất đối với các bạn, bởi vì chẳng có gì là hay, chẳng có gì là dở, mà chỉ là ta nghĩ thế nào thì hóa ra như thế ấy thôi. Đối với tôi thì nó chính là một ngục thất. ”

         Chỉ có giả điên thì Hamlet mới có thể nói thẳng những điều mà người bình thường không dám nói. Cũng qua dối thoại giữa Hamlet và ýcác nhân vật khác, Shakespeare cho biết quan niệm của mình về kịch.

          Một vở kịch hay của thời đó và cả trước đó thì phải có tính bạo lực,“nếu anh soạn kịch và anh diễn viên không giở đấm giở đá ra với nhau thì vở kịch ấy chẳng đáng được lấy một xu”.  Shakespeare khôngtán thành điêu đó. Xuất phát từ quan niệm văn chương là vũ khí sắc bén trong việc đấu tranh chống cái xấu, Shakespeare đưa vào Hamlet đoàn kịch với vở diễn Vụ mưu sát Gomago và thông qua Hamlet, Shakespeare cho thấy sức mạnh của nghệ thuật.

         Bằng kênh thẩm mĩ, nghệ thuật gây xúc cảm tâm hồn khiến tình cảm suy nghĩ thật của con người dễ bộc lộ ra hết. Hamlet giả điên giòi đến thế nhưng khi xem kịch, chàng bỗng giật mình và thầm nhú, “ôi, ta thật là một kẻ vô lại, một tên nô lê đớn hèn! Kì quái thay, kép hát chỉ là trong một vớ tuồng không thực, trong tình cảm giả tạo mà sao có thể buộc được tâm hồn hòa theo trí tưởng tượng đến nỗi mặt mày xanh xám, dòng lệ tuôn rơi, thần sắc hoảng loạn, lời nói đứt quãng, mọi cử chỉ đều khớp với mình? (…) Ta nghe nói những kẻ có tội, ngồi xem diễn kịch, trước nghệ thuật tinh vi của sân khấu, thường xúc động đến tận tâm can mà bộc lộ hết hành vi ám muội của mình. Vì tội sát nhân, tuy không có lưỡi, nhưng lại nói ra bằng những cơ quan kì diệu khác”. Từ việc phát hiện ra sức mạnh kì lạ đó, Hamlet mới nảy ra ý định dùng nghệ thuật để khám phá ra tội lỗi của Claudius. Chàng đã thành công. Claudius đích thị là kẻ giết cha chàng. Hồn ma đã nói đúng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, tính sử thi là gì
        Hamlet rất nổi tiếng với ngôn từ đối thoại. Đối thoại của vở kịch thiên biến vạn hóa, khi thì giễu cợt, khi thì gay gắt, khi mỉa mai, khi triết luận… Chỉ một câu đối thoại giữa Hamlet với mẹ, tâu lệnh bà? Không thực chứ, con nào có biết chuyên hình như,cho ta thấy cả một sự đổi thay ghê gớm trong con người và thực trạng xã hội trước sự hoành hoành của cái ác, cái xấu xa.

Hamlet rất nổi tiếng với ngôn từ đối thoại

       Đối thoại của Hamlet thật đặc biệt và tính đối thoại của ngôn từ kịch được sử dụng ở tần suất rất cao. Tiếng nói của bất kì nhân vật nào cũng âm vang lời của người khác, dặc biệt là lời của thời đại: sự ngây ngất của các giá trị nhân văn Phục hưng bị lấn át bởi sự lạnh lùng ích kỉ của chủ nghĩa cá nhân. Ta cùng nghe Polonius, một cận thần của Claudius, dạy con: “Hãy ghi nhớ lấy những lời khuyên nhủ này: có ý nghĩ gì cũng đừng nên nói ra mồm; chớ có hành động khi ý nghĩ chưa được cân nhắc kĩ; hãy thân mật mà không suồng sã; với bạn bè đã được con thử thách thì hãy buộc chặt họ vào tâm hồn con bằng những vòng đai thép.

         Nhưng chớ có làm chai sạn lòng bàn tay mình vì bắt tay thân thiện với những ke cha cáng chú kiết vừa mới quen biết không đâu. Chớ có dính dấp vào những cuộc ẩu đả, nhưng một khi đã dính vào, phải làmthế nào cho đối phương phải gờm mình (…) Đừng cho ai vay mượn, cũng đừng vay mượn ai, vì cho vay thường mất cả tiền lần bạn; mà mang công mắc nợ thì mát dần cả tính tiết kiệm. Nhưng có điều này quan trọng hơn cả – con phải thành thật vói mình, có như thế thì rồi con mới không dối trá với kẻ khác”. Polonius là một kẻ thâm độc, loa rập cùng Claudius, những lòi y căn dận con trai ở trên đậm màu sắc của chủ nghĩa cá nhân. Điều đó tương phản với những lí tướng xả thân cao cả của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng.

       Tuy nhiên, ngẫm kĩ thì những lời ấy không hẳn là xấu và trái với đạo lí. Để Polonius phát biểu ra những diều không chí hợp với thời ấy mà còn hợp với muôn đời, Shakespeare phát hiện ở con người này nét phẩm chất tốt và hơn thế nữa, có lẽ chính ông đã ý thức được rằng chủ nghĩa cá nhân chưa hẳn đã xấu nếu nó không ích kỉ quá mức và không vi phạm những phạm trù đạo đức cơ bản của con người. Hiểu theo cách này, ta thấy Claudius xấu không phải vì y là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân mà y chỉ hiện thân của thứ chủ nghĩa cá nhân ác độc, ham danh lợi dến mức đã không chùn tay trước việc vi phạm tội ác.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, sử thi hy lạp