Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
        Nhưng xét về bản chất, cơn giận đó bắt nguồn từ sự vi phạm quy ước cộng đồng của Agamemnon. Bởi vì, trong cương vị chủ tướng, Agamemnon đã bộc lộ lòng tham vô đáy của mình, đã ngang nhiên tước đoạt phần thưởng của Achilles, phần thưởng mà người Hi Lạp dành cho chàng, phần thưởng mà chàng phải ráng công ráng sức mới có được. Phần thưởng ấy cũng chính là quy ước tập thể, là luật lệ cộng đồng. Agamemnon đã hoàn toàn sai trái. Việc Achilles nổi giận không tham chiến, là một phản ứng vì lợi ích cộng đồng, đòi phải thực hiện đúng quy ước cộng đồng. Hành vi của Agamemnon vấp phải sự phản ứng và đặc biệt hơn là hành vi đó dẫn tới quyết định của Zeus là dể cho quân Hi Lạp thua, là biến người Hi Lạp thành mồi cho “muôn chó ngàn chim”. Là “vua của các chiến sĩ” song Agamemnon tỏ ra thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Cũng vì vậy, các đoàn sử giả do ông ta phái đến cùng bao lễ vật đế cầu hoà Achilles cũng chăng đem vê kết quả gì. Đánh rơi cái tập thể, bản thân Agamemnon phải hứng chịu các tai hoạ và chính ông ta phải chịu trách nhiệm về các tổn thất của người Hi Lạp.

Achilles nhân vật chính diện trong tác phẩm của Homer

       Tuy nhiên, Achilles không phải không đau lòng trước những tổn thất mà người Hi Lạp phải chịu. Chàng lo lắng theo dõi tình hình chiến trường. Khi tình huống khẩn cấp, Achilles đã ưng thuận cho bạn câm quân ra trận và sẵn lòng cho mượn cả áo giáp, vũ khí nữa. ơ thời đại Ilomer, áo giáp và vũ khí, ngoài ý nghĩa là dụng cụ chiến tranh, thi còn mang ý nghĩa nói lên giá trị của bản thân người có áo giáp vũ khí đó, nói lên địa vị của chủ nhân các vật đó và cho biết tài sán của vị chủ nhân đó. Cái áo giáp và vũ khí mà Achilles cho mượn đã đánh lừa được người Troy, đã phần nào giúp người IIi Lạp thoát hiểm.
      Sức mạnh của Achilles chỉ được nhân lên, được thổi bùng lên khi Patrocle ngã xuống trên chiến trường. Đây chính là sức mạnh của tình đồng đội, của trách nhiệm cộng đồng. Achilles đã nhận thức được “cuộc tranh cãi giữa hai ta (tức giữa Achilles và Agamemnon) đã làm lợi cho ỉlector và quân Troy, còn quân Akean ắt phải ghi nhớ muôn dời việc đó”. Anh đã nhận ra trách nhiệm của anh trước muôn dân Hi Lạp và lí tưởng cộng đồng đó đã khơi dậy sức mạnh bão táp của Achilles.
      Nếu Achilles đẹp vẻ đẹp lung linh của một vị bán thần, thì Hector hiện lên với vẻ dẹp trần thế, vẻ dẹp của con người khôn ngoan lịch lãm, cùng “nhuệ khí bừng bừng, quyết không lùi bước”. Trước khi bước vào trận dấu tay đôi quyết tử với Achilles, chàng đã suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của chàng trước muôn dân: “Vì ta lự phụ để hao binh tổn tướng, nên bây giờ ta rất sợ những người đàn ông và đàn bà Troy trùm khăn dài tha thướt”.