Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
      Kho tàng văn học mà người Hi Lạp để lại cũng nổi tiếng, nhiều thổ loại, phong phú về chất liệu, đậm đà phẩm chất nhân văn. Có thể thấy diều đó qua hệ thống thần thoại, qua các tác phẩm thuộc nghệ thuật sân khấu và sử thi Hi Lạp. về thơ, trước hết là thơ trữ tình, thì thơ ca của Pindare (522 – 440 tr.CN) đã làm say đắm thế giới cổ đại Hi Lạp. Người ta cũng ngưỡng mộ tài thơ của nữ thi sĩ Sapho (thế kỉ VI tr.CN). Bà là nữ thi sĩ đÂu tiên của văn học thế giới và theo người Hi Lạp thì bà là ‘Nữ thần thơ thứ mười”

Văn học Hi Lạp cổ đại

       Hùng biện là một lĩnh vực mà người Hi Lạp cổ quan tâm. Họ dã nâng nghệ thuật hùng biện lên bước phát triển cao, mẫu mực cho các nhà hùng biện các thời đại sau. Demosthene (384 – 322 tr.CN) là người nổi tiếng trong lĩnh vực này.
       Những người nô lệ cổ đại Hi Lạp – các công cụ biết nói như quan niệm của thời đại ấy – đã góp không ít công sức, xương máu tạo ra sự hoa lệ của thế giới Hi Lạp cổ đại… Trong số hàng triệu người đó, duy chí còn một người lưu danh, đó là nhà ngụ ngôn Aesop (khoảng thế kỉ VII dến thế kỉ VI tr.CN). Theo truyền thuyết, ông rất xấu XI nhưng thông minh tuyệt vời, và người chủ, do mến mộ tài năng đã giải phóng ông khỏi thân phận nô lệ. Ngụ ngôn của ông là tiếng nói phản kháng chống lại chế độ chủ nô, là tiếng nói đồng cảm của những thân phận nô. Ngụ ngôn của Aesop giàu giá trị nhân văn và Aesop trở thành “ông tổ của ngụ ngôn ” nhân loại.
      Các thành tựu mà người Hi Lạp cổ đại đạt được là sản phẩm của một chế độ xã hội nhất định, của một thời kì lịch sử nhất định. Các giá trị đó tạo ra “sự nhiệm màu Hi Lạp” đối với người thời đại sau, trong ý nghĩa đó, các thành tựu trên đây trở thành giá trị mớ đường, mở đầu cho kỉ nguyên văn minh của nhân loại. Để hiểu sâu hơn các thành tựu này, chúng ta sẽ xem xét riêng biệt các thành tựu: thần thoại, bi kịch và sử thi Hi Lạp dể qua đó thấy được giá trị và ảnh hưởng của chúng tới văn học nhân loại.


      Ông dưa ra nhận xét: “Mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là kết quả của sức hấp dân của các nguyên tố tác động lẫn nhau mà sinh ra…”. Trong cuộc sống ông chủ trương di tìm hạnh phúc bằng sự điều chỉnh các khát vọng.       Nhà triết học Protagoras (485 – 410 tr.CN) đi tìm ý nghĩa triết lí của con người, của xã hội. Ông cho rằng: “Con người lá kích thước và kiểu mâu để do lường vạn vật”. Socrate (470 – 399 tr.CN) đưa ra thái độ hoài nghi triết học với câu nói nổi tiếng: “Tôi biết rằng tôi không biết gì hết”. Phương pháp của ông là tranh luận không ngừng; phương pháp vấn đáp trứ danh mang tên ông sẽ giúp con người thấu hiểu chân lí. Nhờ vậy ông đi dến kết luận: con người không phải chỉ là một con vật, vì con người có lí trí và nhất là có linh hồn. Mục đích làm người theo ông là hoàn thiện linh hồn đó và phát triển các đức tính như dụ, công bằng, can đảm và hướng thiện.

Các đóng góp của người Hi Lạp

       Piaton (427 – 317 tr.CN) mở trường Academi ở Athen. Ông là đại diện tiêu biểu của trường phái duy tâm Hi Lạp cổ đại. Nhà logic học nhà mĩ học cổ đại Aristote (384 – 322 lr.CN), là học trò xuất sắc nhất của Platông. Ong nổi tiếng là “bậc thầy của những người hiểu biết”, là nhà bách khoa toàn thư của thế giới cổ dại. Epicure (341 – 270 tr.CN) cũng là nhà nguyên tử luận và thuộc phái khắc kỉ. Tuy ông xem khoái lạc là bí quyết hạnh phúc nhưng ông nhấn mạnh khoái lạc tinh thần chứ không đề cao khoái lạc thể xác. Quan điểm của ông có tác dụng chống lại mọi tín diều và các quan điểm tôn giáo khác. Phái khắc kỉ của ông bênh vực quyền lợi cho người nghèo, cho nô lệ…
       Khó có thể nói hết các đóng góp của người Hi Lạp về phương diện tư tướng triết học. Bới lẽ đóng góp đó quá lớn lao, mà chính Carl Marx dã nhận định: ‘Thết học hiện dại chỉ tiếp tục cái công việc do heraclit và Arislote đã mở đâu mà thôi”
       Một lĩnh vực khác mà tài ba của người Hi Lạp cổ cũng thể hiện rất rõ là kiến trúc, điêu khắc. Người Hi Lạp có những Phidias (490 – 431 tr.CN) tài ba, lỗi lạc. Ông là người dã tạo ra nhiều bức tượng nối tiếng trong đó có bức tượng thần Zeus ở Olimpus nơi diễn ra các cuộc thi thế thao của thế giới Hi Lạp cổ và là cội nguồn của thế vận hội Olimpus hiện đại. Bức tượng này cũng là một trong bảy kì quan của thế giới cô dại. Còn phải kể dến công trình kiến trúc tuyệt mĩ: đền thờ Arthémis ở Ephèse, cũng là một kì quan nữa của thế giới cổ đại. Ngôi đền nổi tiếng đã bị tên vô lại Erostrate đốt cháy.


        Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, người Hi Lạp trong quá trình phát triển, đã thu dược rất nhiều thành tựu lớn mà chúng ta có thể điểm qua dưới dãy một cách sơ lược. 

Hi Lạp cái nôi của văn minh nhân loại

         Cũng như nhiều dân tộc khác thời cổ dại, xuất phát từ nhu cầu sản xuất và di biến, người Hi Lạp dã sớm tích luỹ những hiếu biết về thiên văn. Họ hiểu được nguyên nhân của nhật thực, nguyệt thực và biết chắc chắn rằng ánh trăng có được là do phản chiếu ánh Mặt Trời. Aristachut, một nhà thiên văn Hi Lạp sống vào thế kỉ III tr.CN, đã dưa ra nhận xét là quả đất quay quanh Mặt Trời. Eratosthénès (284 – 192, tr.CN) cho ràng quả đất có hình tròn và đã tính được chu vi của nó…
        Toán học nổi bật với tên tuổi của Thalès (cuối thế kỉ VII, đầu thế kỉ thứ VI, tr.CN), của Pythagore (thế kỉ VI tr.CN), của Euclide (thế kỉ III tr.CN). Tài năng của Archimède (287 – 212 tr.CN) nổi bật trong lĩnh vực vật lí, với các máy bơm hút nước dùng trong các mỏ mà đến nay vẫn còn thấy ở xứ sở Ai Cập và đặc biệt với các máy bắn đá, đã góp phần mang lại chiến thắng chống quân xâm lược Batư. Hippocrate được coi là thần y của thời cổ đại Hi Lạp. Ông sống vào khoảng 460 – 377 tr.CN. Ong dể lại cho y học những lời thề y đức bất tử. Ong ghi chép các bệnh lí với triệu chứng các căn bệnh chính xác tới mức độ cao mà cho tới tận bây giờ vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị. Lịch sử của thế giới cổ dại dược tái hiện dưới ngòi bút của Hérodote. Ông là “người chơ của lịch sứ”. Nhờ ông, người ta biết được lịch sử của thế giới Hi Lạp và các vùng phụ cận từ thế kỉ XIV đến thế kỉ V tr.CN, thời kì của cuộc nội chiến Péloponnèse. Xénophon (430 – 355 tr.CN) cũng là nhà chép sử có uy tín, các ghi chép của ông mang dáng dấp của tiểu thuyết lịch sử…
     Thành tựu nổi bật và lớn lao nhất là tư tưởng triết học Hi Lạp. Thalès de Milet sống vào cuối thế kỉ VII đÂu thế ki VI tr.CN đã dưa ra quan niệm vật chất cấu thành thế giới, Héraclite (540 – 480 tr.CN) là nhà duy vật, biên chứng với câu nói nổi tiếng: “Người ta không bao giờ có thể tắm hai lẩn trong một dòng sông”. Empédocle (khoảng 490 tr.CN) cho rằng vũ trụ được tạo thành bởi bốn nguyên tố, được chế ngự bởi Eros (tình yêu) và Polemos (Thù hận). Nhà triết học Démocrite phát triển tư tưởng này. Ong sống vào khoảng 460 – 370 tr.CN.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, su thi hy lap
        Các nền văn minh Crète – Mycènes mà người Hi Lạp xây dựng được trong khoảng từ năm 3000 đến khoảng năm 1100 tr.CN với những di chỉ khảo cổ được phát hiện bao gồm các hệ thống cung điện, lâu đài, mê cung… là những nền văn minh thuộc vào loại khá sớm của nhân loại và chúng cho thấy trình độ cao về mặt tổ chức và quy hoạch đô thị của người Hi Lạp cổ đại. Sau thời kì từ năm 1100 dến năm 800 tr.CN – thời kì được gọi là thời Trung cổ Hi Lạp – là thời kì phát triển mới của đất nước này với đỉnh cao là thế kỉ thứ V tr.CN với hình thức Nhà nước dân chủ chủ nô Athen (Athènes)

Nền văn minh Crète – Mycènes người Hi Lạp xây dựng
.
        Trong thế kí này, nền văn hoá văn minh Hi Lạp đạt đỉnh cao rực rỡ nhiều mặt, trở thành mô hình Nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Sau đó, đất nước Hi Lạp thuộc quyền thống trị của Alexandre Đại đế; thủ đô Hi Lạp chuyển về thành phố Alexandrie, thành phố mang tên vị vua nổi tiếng đó. Tới năm 146 tr.CN người La Mã chiếm toàn bộ Hi Lạp, chính thức thay thế người Hi Lạp thống trị Địa Trung Hải. Người La Mã được thừa hưởng một di sản văn hoá Hi Lạp đồ sộ và góp phần chuyến tải và phát triến thêm nền văn hoá này nhận ra khắp các miền đất mà họ chiếm đóng.
        Ảnh hưởng của văn hoá, văn học Hi Lạp là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận. Vị trí của nó trong lịch sử văn học nghệ thuật là vô song. Điều đó sẽ thể hiện qua những thành tựu mà nền văn hoá này mang lại.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thần thoại hi lạp, van hoc phuong tay
        Nền văn hoá, văn học Hi Lạp cổ đại chiếm giữ một vai trò quan trọng đặc biệt, vai trò số một trong lịch sử phát triển văn hoá, vãn học châu Âu. Nó là một trong hai yếu tố cấu thành châu Âu hiện đại như Carl Marx đã nhận xét: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp cổ đại, không có Đế quốc La Mã thì không có châu Âu ngày nay”. Người Hi Lạp để lại cho châu Âu một di sản đồ sộ và nhiều mặt: triết học, toán học, vật lí, thiên văn, thần thoại, sử thi, mĩ học, các phong cách điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, các hoạt động thể thao… Đặc biệt, các di sản đó dã cung cấp cho châu Âu hàng loạt mẫu đề mang tính nhân loại. Người Hi Lạp dã tạo ra “sựthần kì Hi Lạp” (Miracle Greek) soi đường dẫn lối cho sự phát triển của châu Âu.

Một vị trí lịch sử vô song của văn học Hi Lạp cổ đại

       Cái tôn Hi Lạp là phiên âm từ chữ Hellas, là tôn mà người IIĨ Lạp dùng đổ gọi đất nước của họ; tên đó có nghĩa là đất nước của vị thẩn Hellas, còn người Hi Lạp tự nhận họ là con cháu của vị thần ấy, họ là những người Helens. Hi Lạp là một dải đất hẹp nằm ở cực Nam của bán đảo Ban-căng, nhiều đồi lắm núi, một vài dải đồng bằng bé nhỏ với một đường bờ biển khúc khuỷu dài có rất nhiều đảo vây quanh. Trên mảnh đất bé nhỏ ít tài nguyên, hiếm khoáng sản và số dân không nhiều ấy đã xuất hiện một nền văn hoá, văn minh lớn, tạo thành cội nguồn của văn hoá châu Âu. Điều này có lí do của nó. Vào thời cổ dại, Hi Lạp là đầu mối giao thông, là nơi giao lưu gặp gỡ của nhiều nền vãn minh thời cổ đại. Người Hi Lạp dã tiếp thu các nền văn minh ấy và tạo dựng cho mình một khuôn mặt riêng, độc đáo khiến Hi Lạp trở thành một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Cái độc đáo ở dây là khi tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các nền văn minh nông nghiệp – của văn minh Lưỡng hà từ phía dông tới và từ văn minh Ai Cập ở phía nam lên, người Hi Lạp không tiếp thu thụ dộng mà hoàn toàn chủ động xuất phát tư các đặc điểm của đất nước họ. Người Hi Lạpđã xây dựngđược một nền văn minh thương nghiệp mang hàn sắc riêng. Nền văn minh này sẽ quy định sự phát triển của tư duy Hi Lạp, của dời sống tinh thần Hi Lạp. Nền văn minh này sẽ tạo ra một sự vượt trội khiến Hi Lạp trớ thành trung tâm văn minh của thế giới cổ đại và ảnh hưởng của nó lan truyền tới các miền đất khác nằm ven bờ Địa Trung Hải.
         Xuất phát từ đặc điểm địa hình, người Hi Lạp trong quá trình phát triển của mình đã xây dựng các thành bang, một mô hình xã hội có trật tự, có tổ chức cao dựa trên những quy ước cộng đồng chặt chẽ. Hoạt động giao lưu chủ yếu là hoạt động thương mại, buôn bán. Ngay từ thời cổ đại, người Hi Lạp đã nổi tiếng là những nhà hàng hải giỏi. Họ đã sớm biến Địa Trung Hải thành ao nhà của họ. Yếu tố hàng hải khiến cho con người Hi Lạp trở thành tộc người hết sức năng động, hoạt bát và yêu đời, góp phần hình thành tư chất nghệ sĩ ở dân tộc này.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: than thoai hi lap, văn học phương tây