Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
      Thần thoại Hi Lạp là cách gọi dể chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể dân gian truyền miệng, liên quan dến các chiến công, các truyền thuyết, liên quan dến các thần linh. Có thể hiểu thần là một kiểu sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm nào đó và thần thoại là câu chuyện kể lại sức mạnh siêu nhiên đó.Thần thoại là sán phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo, nó tồn tại trong tưởng tượng và nó “dùng tưởng tượng và mượn” tưởng tượng dể giải thích hiện thực” (Marx).

Thần thoại Hi Lạp


      Tất cả mọi dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử phát triển của họ đều sáng tạo ra thần thoại, đều sản sinh ra các truyền thuyết, truyện truyền kì với nhiều mức độ khác nhau. Các truyện này đều có sự can thiệp của sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm và dược dưa ra nhằm giải thích thế giới, hoặc ca ngợi các chiến công của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên, từngbước vươn lên làm chủ thiên nhiên. So với thần thoại các dân tộc khác, thần thoại Hi Lạp phong phú và da dạng hơn, đồ sộ và có tính hệ thống cao hơn và là loại thần thoại hay nhất thế giới. “Bản chất của thần thoại Hi Lạp là tự nhiên và chính là các hình thái xã hội dược trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một cách có hệ thống, có nghệ thuật, nhưng không tự giác… ” (Marx, Engel – Bàn về văn học nghệ thuật).

      Nguyên tắc sáng tạo hình tượng thần thoại thường là “thần nhân đổng hình “, Ở thần thoại Hi Lạp, trình độ tư duy cao thể hiện qua hình thức kết cấu, cách xây dựng hình tượng và ý nghĩa triết lí, ý nghĩa nhân đạo của hình tượng. Sự chi phối của thế giới quan thần linh khiến cho kỉ hiện thực trớ nên đẹp hơn, lung linh, huyền ảo hơn với chiếc áo lộng lẫy sắc màu thần thoại này. Sáng tạo ra thế giới thần linh còn có ý nghĩa tạo dựng và nuôi dưỡng niềm tin cho con người trong quá trình vươn lên trong quá trình đấu tranh để tồn tại và chinh phục thiên nhiên. Bởi vì thần thoại góp phần tạo ra thế giới thứ hai, thế giới của tướng tượng sáng tạo mà nhờ có thế giới ấy con người vĩnh viễn thoát khỏi kiếp thu vật của nó. Từ đó có thể nói, thần thoại là sản phẩm của trí tướng tượng của người xưa, bắt nguồn từ cuộc sống lao động gian truân của con người, được dùng đổ giải thích và động viên chính con người trong hoàn cảnh ấy.

        Thần thoại Hi Lạp thường được phân chia làm ba mảng: thần thoại về các gia hệ thần, thần thoại về các thành bang và thần thoại về các anh hùng. Sự phân chia này, theo thứ tự của nó, chính là sự phát triển từng bước từ thấp đến cao của trình dộ tư duy, trình độ xã hội.